Mẹ bầu có nên ăn chôm chôm? Thực hư thông tin ăn chôm chôm gây nóng trong người

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chôm chôm là trái cây bổ dưỡng được rất nhiều người ưa chuộng. Dù vậy, nhiều người cho rằng đây là loại trái cây có tính nóng nên không tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Chính lời đồn đoán đó khiến nhiều người hoang mang không biết mẹ bầu ăn chôm chôm có tốt không. Liệu quả chôm chôm trông gai góc kia có ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi?

Thành phần dinh dưỡng của quả chôm chôm

Chôm chôm (Nephelium lappaceum) là loài cây ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á, thuộc họ Bồ hòn. Cây chôm chôm có thể cao 8 - 10m, mỗi năm chôm chôm có 1 mùa trái.

Trong 100g quả chôm chôm có chứa:

  • Năng lượng: 343kcal
  • Chất béo: 0.21g
  • Chất đạm: 0.65g
  • Carbonhydrate: 0.8g
  • Chất xơ: 0.9g
  • Canxi: 22mg
  • Kali: 42mg
  • Vitamin C: 4.9mg
  • Sắt
  • Vitamin B1, B3, B9
  • Phospho, Magie…

Bên cạnh thành phần dinh dưỡng phong phú và dồi dào, quả chôm chôm còn rất giàu chất chống oxy hóa có khả năng chống lại các gốc tự do độc hại, đồng thời ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do gây ra.

Mẹ bầu ăn chôm chôm có tốt không? Đâu là lợi ích của quả chôm chôm đối với bà bầu?

Các chuyên gia cho biết, nếu ăn đúng cách, chôm chôm là 1 trong những trái cây “vàng” cho phụ nữ mang thai vì nhiều lý do:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bổ sung chất sắt, hạn chế nguy cơ thiếu máu thai kỳ

Hàm lượng sắt giàu có trong loại quả này kích thích quá trình sản sinh hemoglobin trong cơ thể, cải thiện việc tái tạo các tế bào máu mới, giúp mẹ bầu hạn chế được nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ. Vitamin C trong quả chôm chôm cũng giúp quá trình hấp thụ sắt diễn ra trôi chảy hơn.

Chôm chôm có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ mang thai

Trong quá trình mang thai, chị em rất hay bị táo bón, thai nhi càng lớn thì tình trạng này càng trở nên trầm trọng. Mẹ ăn chôm chôm hằng ngày sẽ cung cấp cho cơ thể 1 lượng chất xơ đáng kể giúp cải thiện nhu động ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm chứng táo bón. Đặc biệt, chôm chôm còn giúp tiêu diệt các ký sinh trùng đường ruột, ngăn ngừa nguy cơ ung thư ruột kết.

Giảm ốm nghén cho mẹ bầu

Trong thời gian đầu khi mang thai, mẹ bầu thường xuyên phải đối diện với những cơn đau đầu, buồn nôn và chóng mặt. Triệu chứng ốm nghén làm không ít chị em mệt mỏi. Những lúc như vậy mẹ hãy ăn ngay 1 quả chôm chôm. Lượng đường trong quả sẽ giúp mẹ nhanh chóng lấy lại tinh thần và xua đi cơn buồn nôn nhanh chóng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những lợi ích khác của quả chôm chôm

  • Kiểm soát huyết áp của mẹ bầu
  • Giảm triệu chứng sưng phù tay chân ở những tháng cuối thai kỳ
  • Vitamin C trong quả chôm chôm giúp tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể, có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Quả chôm chôm còn chứa acid gallic cũng giúp loại bỏ gốc tự do và bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn có hại
  • Lượng sắt, canxi, phospho tự nhiên sẽ giúp mẹ đỡ bị đau mỏi xương, hạn chế các bệnh lý liên quan đến xương khớp và giúp phát triển tối đa hệ xương khớp của thai nhi
  • Ngăn ngừa và điều trị các loại bệnh thường tấn công phụ nữ mang thai như sốt, nhức đầu, ho, cảm cúm và cảm lạnh
  • Vitamin C, vitamin E và lượng nước dồi dào trong chôm chôm giữ cho da dẻ chị em luôn mịn màng, mềm mại. Chôm chôm còn làm giảm các triệu chứng mẩn ngứa, khó chịu khi mang thai.

Mẹ bầu nên lưu ý gì khi ăn chôm chôm?

Mặc dù mang lại cho mẹ vô vàn lợi ích như vậy nhưng chị em mang thai cũng cần ghi nhớ 1 số lưu ý sau khi ăn quả chôm chôm:

  • Lựa chọn chôm chôm rõ nguồn gốc xuất xứ, không chọn quả dập hỏng, bị đen vỏ, phần gai đã chuyển màu đen, không chọn quả chín quá (chôm chôm chín quá chứa nồng độ cồn cao do đường trong quả chuyển hóa thành)
  • Chôm chôm mua về cần rửa sạch nhiều lần dưới vòi nước, sau đó ngâm trong nước muối loãng để loại bỏ tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu… Khi ăn không dùng miệng để cắn vỏ chôm chôm
  • Không nên ăn quá nhiều chôm chôm 1 lúc vì sẽ làm đường trong cơ thể mẹ tăng đột ngột, ảnh hưởng đến quá trình cân bằng các dưỡng chất trong cơ thể và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé
  • Không nên ăn chôm chôm đã bảo quản trong tủ lạnh
  • Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn quá nhiều chôm chôm.

Mẹ bầu ăn chôm chôm có tốt không? Không còn nghi ngờ gì nữa, với hàm lượng dinh dưỡng và những công dụng kể trên, chôm chôm thực sự là loại quả vàng cho chị em khi mang thai. Tuy bề ngoài có hơi xấu xí nhưng loại quả này mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Nhìn chung trong thời gian mang thai mẹ có thể ăn bất cứ loại hoa quả gì mình thích với điều kiện hoa quả có nguồn gốc rõ ràng, không ăn quá nhiều và không nên ăn 1 số loại quả có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi như nhãn, dứa…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi