Mâu thuẫn với đồng nghiệp: Nên cứng rắn đương đầu hay nhún nhường chịu đựng?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi đi làm không thể tránh khỏi xảy ra mâu thuẫn với đồng nghiệp. Làm sao để vượt qua những giai đoạn như thế này và xử lý như thế nào để không ai bị khó xử?

Mâu thuẫn với đồng nghiệp đến từ đâu?

Hầu hết mâu thuẫn với đồng nghiệp chủ yếu đến từ những ý kiến, quan điểm khác nhau và được chia thành 3 loại mâu thuẫn từ 3 lý do:

  • Công việc 
  • Từ trong mối quan hệ 
  • Trong cuộc sống văn phòng

Đây là điều hết sức bình thường chốn công sở, chuyện sẽ không có gì nếu hai bên cùng nhau giải quyết và thống nhất được vấn đề. Nhưng cũng không ít trường hợp mâu thuẫn chồng mâu thuẫn dẫn đến công việc đình trệ, môi trường làm việc trở nên nặng nề và mệt mỏi không đáng có. 

Tranh cãi trong không xấu, ngược lại đó là điều cần thiết để thúc đẩy sự sáng tạo, tăng năng suất, tìm ra hướng đi mới trong công việc.

Tranh cãi sẽ xấu khi hai bên ai cũng giữ quan điểm của mình và quên mất cốt lõi chính là phải cùng nhau tìm ra hướng đi chung chứ không phải làm cho công việc của mỗi người trở nên khó khăn hơn. 

Làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn với đồng nghiệp?

Tùy vào vấn đề mà sẽ có những cách giải quyết khác nhau và nên biết rằng chúng ta có xu hướng gây ra mâu thuẫn/nghĩ về mâu thuẫn nặng hơn so với tình hình thực tế. Đôi khi vấn đề bạn gặp phải không hề nghiêm trọng như những gì bạn nghĩ.

Đừng để cái tôi hay cảm xúc cá nhân của làm tình hình trở nên căng thẳng hơn. Hãy luôn giữ bình tĩnh và đặt ưu tiên giữ gìn môi trường làm việc ôn hòa, đoàn kết lên hàng đầu. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các cách giải quyết mâu thuẫn

Tùy vào tình hình của mâu thuẫn, hãy làm theo một số gợi ý bên dưới để giải quyết vấn đề:

  • Đưa ra những quy tắc căn bản: Trước khi giải quyết vấn đề hãy cùng nhau đặt ra những quy định cơ bản để tuân theo để không biến cuộc hòa giải thành cuộc cãi vã. Ví dụ: Mỗi người lần lượt trình bày ý kiến của mình và không ai được ngắt lời khi người kia đang lên tiếng; Các góp ý phải mang tính xây dựng và không công kích lẫn nhau
  • Công bằng: Lắng nghe những điều đồng nghiệp nói. Tránh giải quyết mâu thuẫn với đồng nghiệp theo hướng tình cảm. Tất cả mọi việc bạn làm là đưa ra hướng giải quyết chứ không phải đi đến lời buộc tội xem ai đúng ai sai.
  • Thành thật với nhau: Hãy nói ra những gì bạn nghĩ, đừng sợ sai, đừng sợ bị quy chụp, thành thật là mấu chốt giải quyết mọi vấn đề.

Nếu tình hình trở nên tệ hơn thì nên làm thế nào?

Khi vấn đề đã trở nên nghiêm trọng thì tốt nhất nên tìm đến sự hỗ trợ  từ cấp trên và các bên liên quan. Điều này không phải để hạ bệ đồng nghiệp hay củng cố vị trí của mình trong mắt sếp mà để giải quyết những vấn đề đang không có lối thoát, dẫn đến tác động đến tinh thần của cả hai. 

Tất nhiên sếp cũng rất bận rộn và không muốn mất nhiều thời gian vào việc chăm lo chuyện “nhân tình thế thái” nơi công sở, vì vậy bạn nên giải thích rằng mình đang cố gắng giải quyết vấn đề và cần có thêm những gợi ý từ sếp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tóm lại, dù tự giải quyết hay cần đến sự hỗ trợ từ cấp cao hơn bạn cần phải ghi nhớ 2 điều chính:

Cần làm

  • Tập trung vào những mục tiêu chung
  • Hiểu được bản chất của sự bất đồng trước khi nói chuyện
  • Cởi mở để tìm giải pháp

Tuyệt đối tránh

  • Cho rằng bạn đã hiểu hết quan điểm của đồng nghiệp
  • Cố gắng giải quyết mâu thuẫn bằng e-mail
  • Cố ngăn không cho đồng nghiệp mình nói rõ suy nghĩ của họ

5 cách hạn chế mâu thuẫn với đồng nghiệp

Để không xảy ra mâu thuẫn, khi làm việc nên tuân thủ 5 quy tắc vàng dưới đây: 

  • Đừng nghĩ rằng đồng nghiệp không ưa mình
  • Chấp nhận điểm mạnh và điểm yếu của đồng nghiệp
  • Góp ý dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau
  • Không kéo dài mâu thuẫn
  • Không giận dữ, không nói lời cay nghiệt

Nên cứng rắn đương đầu hay nhún nhường chịu đựng khi xảy ra tranh cãi?

Nên nhớ rằng mỗi ngày đi làm thời gian chúng ta gặp đồng nghiệp có khi còn nhiều hơn thời gian chúng ta ở nhà. Đừng vì một chút bất đồng, đừng vì giữ “cái tôi”, giữ chút thể diện cho bản thân mà đánh mất niềm vui trong công việc.

Tuy nhiên, tuyệt đối cũng không nên quá nhún nhường, e dè, yếu đuối mà không dám “chiến đấu” bảo vệ lý lẽ của bản thân. Hãy dung hòa sự cứng rắn và mềm dẻo để vừa hạn chế mâu thuẫn với đồng nghiệp, vừa thể hiện được màu sắc cá nhân. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Đỗ Vy