Bà bầu mang thai tháng cuối mất ngủ có phải dấu hiệu sắp sinh?

Thực tế là càng về cuối hành trình mang thai, mẹ bầu càng dễ rơi vào tình trạng khó ngủ. Việc mẹ ngủ không sâu giấc, thức giấc liên tục giữa đêm là rất phổ biến… Vậy liệu mất ngủ có phải sắp sinh như dân gian vẫn truyền miệng?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mất ngủ có phải sắp sinh hay không? Thật ra đây không phải là dấu hiệu mẹ sắp sinh. Trong các giai đoạn khác nhau sản phụ sẽ mất ngủ vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Mất ngủ là một tình trạng phổ biến khi phụ nữ mang thai
  • Bà bầu mất ngủ thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng gì đến mẹ và bé?
  • Những cách giúp mẹ thư giãn và ngủ ngon hơn trong tam cá nguyệt cuối cùng

Mất ngủ là một tình trạng phổ biến khi phụ nữ mang thai

Thực tế là càng về cuối hành trình mang thai, mẹ bầu càng dễ rơi vào tình trạng khó ngủ. Việc mẹ ngủ không sâu giấc, thức giấc liên tục giữa đêm là rất phổ biến… Vậy liệu mất ngủ có phải sắp sinh như dân gian vẫn truyền miệng?

Có thể bạn chưa biết:

Chấm dứt tình trạng bầu bị mất ngủ với 10 mẹo nhỏ mà hiệu quả sau đây

Chứng mất ngủ ở mẹ bầu có ảnh hưởng đến thai nhi không và làm sao để khắc phục?

Theo các chuyên gia thai sản, mẹ bầu mất ngủ không hoàn toàn là dấu hiệu sắp sinh. Trong suốt quá trình mang thai, tình trạng mất ngủ lúc nào cũng có thể xảy đến với mẹ bầu. Tuy nhiên, tùy vào mỗi giai đoạn mà nguyên nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ sẽ khác nhau. Ngoài ra các tác nhân xung quanh khác nhau cũng sẽ dẫn đến ảnh hưởng khác tới giấc ngủ. Trong đó, các nguyên nhân chính từ mẹ thường là:

Không ít mẹ bầu bị mất ngủ ở những ngày cuối thai kỳ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lo lắng thái quá về ngày vượt cạn sắp tới

Những tuần cuối thai kỳ, các mẹ bầu hiện hầu hết sẽ được thông báo về ngày dự sinh. Thế nhưng đa số chị em vẫn không ngừng lo lắng. Đặc biệt đối với các mẹ mang thai lần đầu, tâm lý càng dễ bị ảnh hưởng hơn. Việc lo lắng quá độ khiến mẹ không ngừng suy nghĩ, từ đó mà trằn trọc cả đêm. Não bộ liên tục hoạt động dù cơ thể đang nghỉ ngơi cũng khiến mẹ ngủ không ngon.

Do các yếu tố hormone trong cơ thể

Trong những tháng cuối của thai kỳ, bạn vẫn phải trải qua các triệu chứng khó chịu. Tiêu biểu như: đau đầu, chuột rút, khó tiêu,… Bên cạnh đó, các thay đổi của cơ thể để chuẩn bị chào đón bé cũng xuất hiện dần. Đơn cử là tình trạng bụng ngày càng to, chèn ép các cơ quan khác. Đa số các chị em lúc này cũng nặng nề hơn, bị đi vệ sinh nhiều lần hơn… Những điều này khiến mẹ dễ thức giấc vào giữa đêm nhiều lần và khó ngủ trở lại, dẫn đến chứng mất ngủ khi mang thai.

Chị em sẽ gặp không ít vấn đề gây khó chịu trong tam cá nguyệt thứ 3

Tăng nhịp tim

Tim của mẹ bầu phải làm việc nhiều hơn người bình thường, do đó, nhịp tim sẽ tăng để bơm máu nhiều hơn tới dạ con, đây là 1 trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai nhi ngày càng phát triển

Những tháng cuối thai kỳ, bé lớn hơn và sẽ đạp, xoay chuyển, nhào lộn trong bụng mẹ nhiều hơn, làm cho mẹ bầu khó ngủ hơn.

Ợ hơi và táo bón

Thai nhi càng lớn hơn sẽ chèn ép dạ dày, gây ra tình trạng đẩy thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Chưa kể hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động kém hơn, thức ăn lưu lại ở dạ dày và ruột lâu hơn, gây khó tiêu, ợ hơi và táo bón. Những triệu chứng khó chịu này sẽ khiến mẹ khó đi vào giấc ngủ hơn.

Vậy mất ngủ có phải sắp sinh không?

Lời giải đáp cho câu hỏi “mất ngủ có phải sắp sinh” là không phải đâu mẹ nhé. Trong các giai đoạn khác nhau sản phụ sẽ mất ngủ vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Có mẹ bầu mới 3 tháng đầu đã mất ngủ. Lại có người lại mất ngủ vào tam cá nguyệt thứ 2.

Thay vì cứ mãi băn khoăn vấn đề liệu mất ngủ có phải sắp sinh, bạn nên chú ý tới các dấu hiệu chuyển dạ rõ ràng và chính xác khác. Đồng thời mẹ cũng nên cố gắng cải thiện tình trạng mất ngủ của mình.

Khám phá thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đi tìm bí kíp giúp mẹ bầu chấm dứt tình trạng mất ngủ trong thai kỳ

Mẹ bầu ra sữa non có phải sắp sinh hay không?

Thai phụ thường xuyên mất ngủ sẽ gây ảnh hưởng gì đến mẹ và bé?

Đối với thai nhi

Việc mất ngủ của mẹ không ảnh hưởng quá nhiều đến các hoạt động sống của bé ở trong bụng. Tuy nhiên, nếu mẹ bị mất ngủ kinh niên sẽ gây khiến các cơ quan trong cơ thể tổn thương. Điều này gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Thai nhi có thể bị ảnh hưởng về sự phát triển nếu mẹ bị mất ngủ kinh niên

Não của thai nhi có xu hướng chậm phát triển

Khi bị mất ngủ quá lâu, đồng hồ sinh học của mẹ bị xáo trộn. Việc này khiến cho lượng hormone thùy trước tuyến yên tăng cao. Sự phát triển cũng như tăng trưởng của thai nhi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt đối với các mẹ có thói quen ngủ muộn, trẻ sinh ra thường nhẹ cân. Không ít trường hợp trí não các bé có xu hướng chậm phát triển.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sinh ra có thể bị thiếu máu

Theo khoa học, từ 23 giờ – 3 giờ là khoảng thời gian hiệu quả nhất để tạo máu. Gan lúc này là cơ quan có mức năng lượng cao nhất, thực hiện chức năng làm sạch máu. Nếu mẹ không ngủ được trong khoảng thời gian này, bé cũng dễ thức giấc. Vì thế khi sinh ra, bé rất dễ mắc bệnh thiếu máu, chậm phát triển.

Đối với mẹ bầu

Ảnh hưởng đầu tiên dễ nhận biết nhất chính là mẹ bị mệt mỏi, kiệt sức

Ở tháng cuối thai kỳ, cơ thể mẹ ngày một nặng nề hơn. Thế nên các hoạt động đều tiêu tốn năng lượng cao hơn nhiều so với bình thường. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các cơ quan nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng. Nếu mất ngủ thời gian dài, mẹ bầu dễ rơi vào trạng thái tiêu cực. Đơn cử là mẹ bị uể oải, thiếu tập trung, cáu gắt, stress. Thậm chí mẹ sẽ bị kiệt sức dễ bị tai nạn không đáng có…

Nguy cơ khó sinh tăng cao

Theo các nghiên cứu khoa học, nếu mẹ bầu ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ sinh mổ. Bởi vì cơ thể mẹ không đảm bảo sức khỏe cho quá trình sinh thường vốn cần rất nhiều sức lực và năng lượng.

Những cách giúp mẹ thư giãn và ngủ ngon hơn trong tam cá nguyệt cuối cùng

Tác hại của việc thiếu ngủ với mẹ bầu rõ ràng là rất lớn. Vì thế mẹ bầu hãy “bỏ túi” cách khắc phục tình trạng này để đảm bảo sức khỏe tốt hơn. Bạn có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt theo những cách đơn giản dưới đây.

- Nên nằm nghiêng về bên trái. Tư thế nằm này giúp mẹ tránh đi trường hợp tử cung lớn đè vào động mạch chủ. Điều này giúp cho máu lưu thông, nuôi dưỡng thai nhi được tốt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Không nên sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ.

- Hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp mẹ tránh tình trạng đi tiểu đêm nhiều lần.

- Không nên ngủ ngày quá nhiều khiến ban đêm trằn trọc, khó ngủ.

- Ngâm chân bằng nước ấm với các loại thảo dược như muối, chanh, sả, gừng... Phương pháp này sẽ giúp mẹ ngủ ngon. Nhờ đó mẹ cũng bớt lo lắng hơn và giữ tinh thần thoải mái, vui khỏe hơn.

- Không uống cà phê vào buổi chiều, hạn chế ăn các món cay nóng

- Luyện tập thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga cho bà bầu,...

Tập yoga cũng là một cách rất tốt để mẹ bầu cải thiện giấc ngủ

Thay lời kết

Dù ngày dự sinh đã gần kề sẽ khiến mẹ hồi hộp, đứng ngồi không yên. Thế nên mẹ có thể vì vậy mà rơi vào tình trạng mất ngủ. Thế nhưng mẹ hãy cố gắng đừng quá lo lắng nhé. Hãy áp dụng các phương pháp cải thiện giấc ngủ trên đây để có sức khỏe tốt hơn. Từ đó mẹ sẽ dễ dàng đón bé yêu chào dời hơn đấy.

Xem thêm

Bà bầu mất ngủ có sao không? Giấc ngủ có liên quan đến việc sảy thai?

Chấm dứt chứng mất ngủ khi mang thai không cần thuốc cho mẹ bầu ngon giấc

Dấu hiệu sắp sinh sớm mẹ bầu cần lưu ý để chuẩn bị chào đón con yêu

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Hòa Đặng