Mang thai tháng thứ 8 - Những cơn mất ngủ và thai nhi đã quay đầu

Phần lớn các mẹ khi mang thai tháng thứ 8 sẽ thấy bé đã quay đầu xuống phía dưới. Đây là ngôi thuận để phù hợp với quá trình chào đời tự nhiên của thai nhi. Tuy vậy, cũng có không ít các mẹ gặp rắc rối và lo lắng khi thấy bé không chịu quay đầu hoặc ở tư thế ngôi ngược.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mang thai tháng thứ 8, nhiều mẹ bầu cảm thấy khó thở vào tháng này. Mẹ cần yên tâm là điều này không có nghĩa mẹ bầu và thai nhi bị thiếu oxy. Đơn giản vì kích thước thai nhi lớn lên khiến tử cung nới rộng và chèn ép diện tích trong vùng bụng.

  • Những vấn đề cần thăm khám ở tháng thứ 8
  • Mẹ bầu sẽ có những thay đổi gì khi mang thai tháng thứ 8?
  • Thai 8 tháng trông sẽ như thế nào?
  • Những vấn đề sức khỏe mà mẹ bầu cần chú ý khi mang thai tháng thứ 8

Những vấn đề cần thăm khám ở tháng thứ 8

Bắt đầu từ tháng này trở đi, bác sĩ sẽ hẹn mẹ đi khám thường xuyên hơn (trung bình 2 tuần/lần) nhằm theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của thai nhi. Trong lần khám thai của tháng này, bác sĩ sẽ kiểm tra về:

  • Cân nặng của mẹ bầu.
  • Đo huyết áp cho mẹ.
  • Kiểm tra lượng đường trong máu và hiện tượng dư đạm trong nước tiểu.
  • Nghe tim thai của bé.
  • Kiểm tra kích thước của tử cung và đo bề cao tử cung.
  • Kiểm tra tư thế ngôi của thai nhi 8 tháng tuổi
  • Xem xét các hiện tượng phù nề của tay chân và hiện tượng giãn tĩnh mạch tại gót chân.
  • Giải đáp các thắc mắc của mẹ bầu về những hiện tượng bất thường hoặc mẹ cảm thấy lo lắng.

Những vấn đề cần thăm khám ở tháng thứ 8 (Nguồn ảnh: istockphoto)

Mẹ có thể quan tâm:

Mang thai sau 35 tuổi thế nào để an toàn cho cả mẹ và thai nhi?

Mẹ bầu sẽ có những thay đổi gì khi mang thai tháng thứ 8

Các mẹ sẽ thấy mình có một hoặc nhiều hiện tượng dưới đây xuất hiện đồng thời. Một vài hiện tượng vẫn tiếp tục kéo dài từ những tháng bầu bí trước đó. Ngoài ra ở một số mẹ lại xuất hiện thêm các hiện tượng khó chịu khác kèm theo như:

Thay đổi thể chất khi mang thai tháng thứ 8:

  • Cảm thấy con chuyển động mạnh và thường xuyên hơn.
  • Hiện tượng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn vào tháng này.
  • Khó tiêu, chướng bụng và đầy hơi.
  • Thỉnh thoảng mẹ bầu sẽ cảm thấy đau đầu, chóng mặt và thậm chí là bị ngất.
  • Hay nghẹt mũi, chảy máu cam và ù tai.
  • Chảy máu chân răng những lúc đánh răng.
  • Hiện tượng chuột rút thường xuyên.
  • Có hiện tượng phù ở chân, tay và mặt.
  • Ngứa ngáy da bụng.
  • Đau lưng.
  • Khó thở.
  • Mất ngủ.
  • Có dấu hiệu co thắt tử cung thường xuyên hơn.
  • Xuất hiện sữa non tại đầu ti.
  • Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng

Về mặt cảm xúc:

  • Muốn sớm đến ngày sinh nở
  • Lo lắng, hay suy nghĩ về sức khỏe của thai nhi, việc đau đẻ và đi đẻ
  • Đãng trí nhiều hơn
  • Hồi hộp vì sắp đến ngày dự sinh

Thai nhi vào tháng thứ 8 trông sẽ như thế nào

  • Bé dài tầm 42-46cm và nặng tầm 1,7kg-2,5kg.
  • Kích thước đầu đã phát triển hoàn thiện
  • Con có thể nghe thấy các âm thanh bên ngoài và biết mở mắt nhìn khi đang trong bọc nước ối
  • Các bộ phận của cơ thể đã dần hoàn thiện và bắt đầu làm việc ngoại trừ phổi

Thai nhi vào tháng thứ 8 trông sẽ như thế nào? (Nguồn ảnh: istockphoto)

Mẹ có thể quan tâm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Những vấn đề sức khỏe mà mẹ bầu cần chú ý khi mang thai tháng thứ 8 

Hiện tượng khó thở

Nhiều mẹ bầu cảm thấy khó thở vào tháng này. Mẹ cần yên tâm là điều này không có nghĩa mẹ bầu và thai nhi bị thiếu oxy. Đơn giản vì kích thước thai nhi lớn lên khiến tử cung nới rộng và chèn ép diện tích trong vùng bụng.

Tình trạng khó thở sẽ đỡ hơn khi bé quay đầu xuống dưới trước ngày dự sinh tầm 2-3 tuần. Để giảm thiểu tình trạng khó thở, mẹ bầu có thể:

– Chọn tư thế ngồi ngả lưng.

– Nằm nghiêng bên trái giúp máu dễ dàng tuần hoàn và thở được thoải mái hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiểu tiện nhiều và mất khả năng kiểm soát tiểu tiện

Thỉnh thoảng bị són tiểu vì mất khả năng kiểm soát tiểu tiện là điều mà nhiều mẹ bị vào tháng thứ 8. Đôi khi chỉ cần ho hay hắt xì hơi cũng khiến mẹ bị són tiểu. Các bài tập Kegel giúp nâng độ dẻo dai của hệ cơ sẽ giúp mẹ giảm bớt được điều này.

Ngoài ra sử dụng miếng thấm nước tiểu dành cho mẹ bầu sẽ giúp mẹ cảm thấy tự tin và đỡ lo lắng hơn những khi đi ra ngoài.

Những vấn đề sức khỏe mà mẹ bầu cần chú ý khi mang thai tháng thứ 8 (Nguồn ảnh: istockphoto)

Tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 8 và ngôi của thai nhi

Phần lớn các mẹ khi mang thai tháng thứ 8 sẽ thấy bé đã quay đầu xuống phía dưới. Đây là ngôi thuận để phù hợp với quá trình chào đời tự nhiên của thai nhi.

Tuy vậy, cũng có không ít các mẹ gặp rắc rối và lo lắng khi thấy bé không chịu quay đầu hoặc ở tư thế ngôi ngược.

Một em bé sinh ngược có thể được nằm ở một trong những vị trí sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Ngôi mông thiếu: Đây là tư thế sinh ngược thường nhất khi mông của bé được sinh trước, chân hướng lên trên, cạnh tai.
  • Ngôi mông đủ: Ở vị trí này, hông và đầu gối của em bé được uốn cong. Chân được gấp với bàn chân bên cạnh mông. Mông vẫn được sinh ra trước.
  • Ngược kiểu chân: Chân bé sẽ thấp hơn mông. Khi sinh, chân bé sẽ ra trước.
  • Ngược kiểu quỳ đầu gối: Ở vị trí thai ngôi mông này cả hai đầu gối được sinh ra trước, và bàn chân được gập lên phía sau đùi của bé.

Nếu đến những tuần cuối mà con vẫn không quay được đầu thì có thể phải dựa trên 2 phương pháp:

– Quay đầu ngôi dựa trên các cách dân gian

– Nhờ đến sự trợ giúp của Y khoa

Còn nếu không, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé khi sinh, em bé có thể phải chào đời bằng phương pháp sinh mổ.

Đôi khi mẹ bầu có hiện tượng co thắt tử cung

Co thắt tử cung (gò cứng bụng) vào tháng này là hiện tượng mà nhiều mẹ cảm thấy khá lo lắng. Tuy nhiên, các cơn co thắt không diễn ra thường xuyên và chỉ xuất hiện trong ít phút.

Mẹ sẽ thấy các cơn co thắt này từ tuần thai thứ 20, không kèm theo dấu hiệu đau bụng và có thể kéo dài từ 30 giây -2 phút. Đây là quá trình tự nhiên để tử cung chuẩn bị cho em bé ra đời vào tháng thứ 9.

Nếu có hiện tượng cứng bụng này, mẹ có thể:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Ngồi hoặc nằm nghỉ.
  • Cố gắng nghỉ ngơi và ở yên từ 15-20 phút.
  • Nếu có hiện tượng co thắt nhiều và cứng bụng lâu cùng với cảm giác đau bụng thì mẹ bầu nên đi khám ngay lập tức để tránh các hiện tượng nguy hiểm.

Đi xa khi mang thai tháng thứ 8

Vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu cần tuyệt đối tránh việc đi xa và ngồi tàu xe quá lâu vì trên đường đi rất có thể sẽ gặp phải tình trạng sinh non. Nếu đi máy bay, mẹ bầu cần có giấy chứng nhận của bác sĩ và có người chăm sóc đi kèm.

Chuyện “quan hệ” vào tháng này

Quan hệ tình dục vào những tháng cuối là điều khiến nhiều mẹ lo lắng. Theo quan niệm xưa, đây là việc cần tránh và thậm chí là phải kiêng cữ tuyệt đối.

Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã cho thấy quan hệ tình dục vào thời điểm dự sinh không gây nguy hiểm mà còn giúp phụ nữ mang thai và người bạn đời có được cuộc sống hôn nhân tự nhiên.

Do đó, nếu mẹ bầu đã tư vấn và kiểm tra với bác sĩ rằng mình không thuộc nhóm phụ nữ có nguy cơ sinh non thì quan hệ tình dục là điều hoàn toàn được khuyến khích.

Với các mẹ đã có tiền sử sảy thai hay có những yếu tố khiến mẹ dễ bị sinh non thì cần tuyệt đối tránh chuyện ấy. Mẹ có thể cùng chồng mình lựa chọn các hoạt động phù hợp như cùng nhau nghe nhạc, xem phim hay dành thời gian cho sở thích chung của hai người.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vấn đề ăn uống

Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Thị Thanh Huyền – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết “Bước vào tháng thứ 8, thai nhi sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ, nhất là về trí não. Vì thế mẹ bầu cần bổ sung những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn nhạy cảm với mẹ và thai nhi, để tránh việc thai nhi tăng cân quá nhanh hoặc thiếu cân quá mức dẫn đến sinh khó, thai chậm phát triển, mẹ nên kiểm soát và theo dõi cân nặng thường xuyên để có bước điều chỉnh kịp thời”.

  • Giai đoạn này, em bé sẽ bắt đầu dự trữ glycogen và chất béo cho gan và ở dưới da, lượng carbohydrate hấp thụ vào nếu thiếu thì sẽ gây ra tình trạng thiếu protein hoặc nhiễm toan ceton.
  • Mẹ bầu nên chú ý cung cấp calo đầy đủ, cần tăng lượng thức ăn chủ yếu như gạo, bột mì. Mẹ nên ăn trung bình 400g ngũ cốc mỗi ngày. Các loại ngũ cốc thô cần thiết khác như kê, ngô và bột yến mạch cũng rất tốt.
  • Mức tăng cân cho mẹ nên dưới 350g mỗi tuần.
  • Mẹ nên chú ý bổ sung axit béo nhất định đặc biệt là axit linoleic để thai nhi phát triển não bộ tốt nhất.
  • Một số thực phẩm không nên ăn khi mang bầu tháng thứ 8: Sữa chưa tiệt trùng, cà phê, thức ăn nhiều dầu mỡ, tránh ăn thịt các loại cá như cá mập, cá cờ, cá kiếm.

Nguồn tham khảo: Những lưu ý trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương