Mang thai tháng thứ 8 bị ra máu có phải dấu hiệu sinh non?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tháng thứ 8 là giai đoạn mẹ bầu rất háo hức khi sắp được gặp con yêu. Mẹ bầu nào cũng mong muốn có một thai kỳ khỏe suốt 9 tháng 10 ngày để “vượt cạn” thành công. Tuy nhiên, mang thai tháng thứ 8 bị ra máu là tình trạng mà nhiều mẹ bầu hay gặp phải. Hiện tượng này cảnh báo điều gì? Cách phòng tránh ra sao?

Dấu hiệu cảnh báo khi mang thai tháng thứ 8 bị ra máu

Nguy cơ sinh non

Mang thai tháng thứ 8 bị ra máu có thể đây là dấu hiệu của việc chuyển dạ. Nếu ra máu trước 2 tuần khi sinh đây là điều bình thường nhưng ra máu ở tháng thứ 8 thì là dấu hiệu của việc sinh non.

 

Chuyển dạ sinh non sẽ có một vài dấu hiệu nhận biết sau:

  • Dịch tiết ra ở âm đạo nhiều hơn kèm theo máu
  • Đau bụng dưới, đau lưng
  • Trong người bồn chồn khó chịu
  • Buồn nôn, dạ dày bị co thắt,...

Những dấu hiệu này có nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi và mẹ hay không? Tỷ lệ sinh non ở Việt Nam cũng khá cao. Do đó, mẹ không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Được sinh ra và được nuôi dưỡng đúng cách, con sẽ phát triển khỏe mạnh.

Vỡ tử cung

Chỉ cần nghe đến thuật ngữ này thôi là chúng ta đã cảm thấy mức độ nguy hiểm của nó cao đến chừng nào. Vỡ tử cung thường xảy ra với các mẹ đã từng phẫu thuật tử cung, đẻ mổ, cắt bỏ khối u,...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu vỡ tử cung trong khi mang thai không được phát hiện kịp thời, mẹ có nguy cơ cao phải cắt bỏ tử cung. Trước khi vỡ tử cung, mẹ sẽ có những biểu hiện dọa vỡ tử cung: bụng đau dữ dội, máu chảy ở âm đạo, đầu óc choáng váng. Khi tử cung đã vỡ, mẹ bầu sẽ không còn cảm giác đau bụng. Lúc này, mạch đập nhanh, huyết áp giảm, tay chân lạnh,...

Thai chết lưu

Không chỉ ở những tháng đầu thai kỳ, thai chết lưu cũng có khả năng xảy ra ở những tháng cuối. Đây là thai lưu đủ tuần. Thai nhi không được cung cấp đủ oxy hay gặp bất kì biến chứng nào cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

Rau bong non

Đây là tình trạng rau bám vào thành tử cung bị bong ra sớm . Các triệu chứng thường thấy là: chảy máu âm đạo, co giật, khi khám không thấy tim thai, tử cung co cứng,...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu gặp trường hợp này ,các mẹ phải nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ kịp thời xử lý. Thông thường, bác sĩ sẽ lấy thai nhi ra ngoài, bảo vệ tính mạng cho cả mẹ và con.

Vỡ mạch máu tiền đạo

Mạch máu tiền đạo là mạch máu rất quan trọng để nuôi sống thai nhi. Vị trí mạch máu này nằm gần cổ tử cung. Cổ tử cung co giãn sẽ gây tình trạng vỡ mạch máu. Thai nhi sẽ không được cung cấp oxy và dẫn đến hiện tượng thai lưu.

Những lưu ý cho mẹ về tình trạng mang thai tháng thứ 8 bị ra máu

Cách xử lý khi mang thai bị ra máu

  • Khám sức khỏe đúng định kỳ hoặc ngay khi thấy cơ thể có những thay đổi bất thường
  • Nếu xuất huyết ở âm đạo, mẹ bầu nên dùng băng vệ sinh. Băng vệ sinh sẽ giúp theo dõi lượng máu tiết ra nhiều hay ít, màu sắc của máu.
  • Chế độ sinh hoạt phù hợp. Mẹ bầu cần nghỉ ngơi và tịnh dưỡng hoàn toàn. Tránh di chuyển để gây động thai.
  • Không quan hệ tình dục trong giai đoạn này.
  • Ăn uống đủ chất, sử dụng thức ăn dễ tiêu để tránh táo bón.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục 2 lần mỗi ngày. Thay đồ lót thường xuyên.

Phòng ngừa nguy cơ ra máu khi mang thai

  • Khám tiền thai sản trước khi có ý định sinh con.
  • Sử dụng thực phẩm chức năng, sữa cho mẹ bầu để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần trước và trong khi mang thai để phát hiện kịp thời các tình trạng viêm nhiễm, nấm ngứa.
  • Khám thai theo lịch của bác sĩ.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý. Mẹ nên ăn đủ chất, không bổ sung thừa chất sẽ gây tác dụng ngược. Các mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn ăn uống khoa học.
  • Tập luyện thể dục nhẹ nhàng với các bài tập cho mẹ bầu, đặc biệt là bộ môn yoga.
  • Không làm việc nặng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mang thai tháng thứ 8 bị ra máu là điều mà các mẹ phải hết sức chú ý. Đây là vấn đề nguy hiểm cần được phát hiện và chữa trị kịp thời để có thể bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Các mẹ nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu phát hiện cơ thể có những thay đổi bất thường.

Chúc các mẹ có một chu kỳ thai sản khỏe mạnh, sinh con thật là bụ bẫm và đáng yêu!

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nhi Le