Mang thai tháng thứ 6 bé nặng bao nhiêu là đúng chuẩn?

Việc theo dõi và tìm hiểu số đo, cân nặng của thai nhi theo tuần tuổi sẽ giúp cho các chị em mang bầu 6 tháng an tâm hơn về sự phát triển ổn định và sức khỏe của em bé bên trong. Mang thai tháng thứ 6 bé nặng bao nhiêu?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mang thai tháng thứ 6 bé nặng bao nhiêu? Trong giai đoạn này, cân nặng của bé sẽ dao động trong khoảng từ 360g cho đến 600g. Thông số này được tham khảo dựa trên bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần tuổi của WHO, được cập nhật mới nhất trong năm 2020.

Nội dung bài viết:

  • Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6
  • Những thay đổi của cơ thể mẹ trong tháng thứ 6
  • Dinh dưỡng cho mẹ ở tháng này
  • Mang thai tháng thứ 6 bé nặng bao nhiêu?

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6

Ở tháng này, em bé đã dài khoảng 27cm và nặng khoảng 360g. Con đã có đủ lông mày, mí mắt và có thể nghe được âm thanh bên ngoài. Tuyến tụy đã phát triển và các lớp lông mềm mịn đã hình thành trên cơ thể bé. Từ tuần thứ 23, con đã có nhiều chuyển động, cựa quậy, hệ hô hấp cũng đang dần hoàn thiện để giúp bé khỏe mạnh và thích nghi tốt hơn khi chào đời.

Thai nhi tháng thứ 6 vẫn đang trong quá trình phát triển (Nguồn ảnh: istockphoto)

Ở tháng này, đầu bé vẫn to hơn thân mình, các bán cầu não ngày càng phát triển toàn diện hơn và phổi cũng bắt đầu hình thành thêm các nhánh hô hấp.

Bạn có thể chưa biết:

Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những thay đổi trong cơ thể của mẹ trong giai đoạn thai kỳ tháng thứ 6

Tuần 21

Trong khoảng thời gian này, cơ thể của mẹ vẫn chưa thực sự quá lớn, cảm giác khó chịu ở những tháng đầu tiên cũng sẽ bắt đầu biến mất hoàn toàn.

Có nhiều mẹ còn rơi vào tình trạng giãn tĩnh mạch, khi em bé phát triển, áp lực tăng lên đối với các tĩnh mạch ở chân của mẹ cùng nồng độ progesterone tăng cao nên vấn đề chuột rút sẽ xảy ra với tần suất cao hơn.

Tuần 22

Hiện tượng rạn da khi mang thai vào giai đoạn ba tháng giữa sẽ bắt đầu xuất hiện và căng ra để tạo điều kiện cho em bé bên trong không ngừng phát triển.

Bình thường, chúng sẽ xuất hiện trên bụng và cũng có thể xuất hiện trên mông, đùi, hông và cả ngực. Đồng thời, núm vú lớn hơn, sẫm hơn, bàn chân của mẹ có thể tăng một nửa cỡ giày trở lên.

Tuần 23

Mắt cá chân và bàn chân của mẹ sẽ bắt đầu sưng lên đôi chút vì tốc độ lưu thông máu bị giảm đi, gây ra hiện tượng phù chân khi mang thai thường gặp.

Không chỉ thế, các mẹ sẽ còn có cảm giác đau nhức rải rác ở khắp cơ thể, đặc biệt là khu vực lưng.

Cơ thể mẹ có nhiều thay đổi trong giai đoạn này (Nguồn ảnh: istockphoto)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuần 24

Lúc này, phần trên tử cung đã bắt đầu nhô cao quá rốn và kích thước của tử cung cũng lớn hơn (rộng khoảng 21cm).

Hầu hết khi các chị em bước sang giai đoạn này sẽ bắt đầu bị táo bón, vì thế nên bổ sung thêm chất xơ để giảm chứng táo bón khó chịu này bạn nhé.

Dinh dưỡng cho các mẹ khi mang bầu ở tháng thứ sáu

Khi bắt đầu bước sang tháng thứ sáu, bạn sẽ thường xuyên có cảm giác thèm ăn hoặc đói bụng. Vì vậy, hãy cùng theAsianparent tìm hiểu thực phẩm tốt cho bà bầu 6 tháng để vừa có thể thỏa được mãn dạ dày mà còn tốt cho sức khỏe nhé:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Ăn những thực phẩm giàu vitamin C: Do lưu lượng máu trong cơ thể tăng cao nên mẹ bầu có thể bắt đầu bị chảy máu chân răng. Nếu tình trạng xấu đi, nó có thể dẫn đến viêm nướu. Do vậy, việc tăng cường hấp thụ vitamin C sẽ là điều cần thiết để duy trì và hồi phục các mô liên kết trên toàn cơ thể mẹ.
  • Rau củ quả và trái cây: Vì dễ bị táo bón khi mang thai nên các mẹ nhớ phải cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ đến từ rau quả để việc “đi nặng” trở nên nhẹ nhàng hơn.
  • Thực phẩm giàu axit folic: Bà bầu rất cần phải bổ sung thêm thực phẩm giàu axit folic đến từ các loại hạt ngũ cốc để não thai nhi phát triển nhanh chóng, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.

Ngoài ra, bạn cũng nên nhớ uống thật nhiều nước và vận động thể thao hợp lý để duy trì được sức khỏe của bản thân và em bé bên trong.

Đặc biệt, khám thai định kỳ theo lời dặn của bác sĩ cũng là nhiệm vụ mà các ông bố bà mẹ nên tuân thủ nhằm nắm được tình hình sức khỏe của thai nhi và giải đáp được câu hỏi “Mang thai tháng thứ 6 bé nặng bao nhiêu?”

Bạn có thể chưa biết:

Mang thai tháng thứ 8 – Những cơn mất ngủ và thai nhi đã quay đầu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chú ý đến yếu tố dinh dưỡng ở giai đoạn này (Nguồn ảnh: istockphoto)

Vậy mang thai tháng thứ 6 bé nặng bao nhiêu là bình thường?

Theo như những thông tin mà theAsianparent đã chia sẻ ở trên, câu trả lời cho câu hỏi “Mang thai tháng thứ 6 bé nặng bao nhiêu là tốt nhất?” chắc hẳn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc chăm sóc thai nhi ở thời gian 3 tháng giữa vô cùng quan trọng.

Số cân nặng dao động trong khoảng từ 360g cho đến 600g chính là tín hiệu rất tốt cho thấy em bé đang phát triển ổn định, các mẹ có thể an tâm tiếp tục điều dưỡng cơ thể một cách bình thường

Ngoài việc quan tâm đến cân nặng của của em bé bên trong bụng, các mẹ cũng nên chú ý hơn về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh và giữ tinh thần luôn thoải mái để đón nhận những thay đổi nhỏ trên cơ thể khi sắp được chào đón con ra đời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Đỗ Vy