Mâm cúng thôi nôi bé trai nên được chuẩn bị như thế nào để đúng lễ nghi dù gia đình là miền Bắc, Trung hay Nam? Ý nghĩa của ngày thôi nôi là gì? Có khác gì so với mâm cúng thôi nôi bé gái không? Xôi chè cúng thôi nôi bé gái có khác với bé trai hay không? Theo quan niệm của ông bà ta từ xưa đến nay, thôi nôi là ngày vô cùng quan trọng đối với trẻ em. Đây không chỉ là cột mốc đánh dấu ngày con được tròn một tuổi mà còn là ngày bé từ bỏ giai đoạn nằm nôi, rời xa sự chắm sóc của 12 bà mụ. Người lớn trong nhà nhan dịp này mà cúng kiến, cầu mong bình an cho con nhà mình.
- Vì sao nên chuẩn bị mâm cúng thôi nôi cho con
- Hướng dẫn bày mâm cúng theo vùng miền
- Cách tính ngày cúng thôi nôi.
Vì sao nên chuẩn bị mâm cúng thôi nôi cho con?
Ngày mừng thôi nôi con là dịp đánh dấu ngày sinh nhật đầu đời của con, ngày con tròn một tuổi. Tại Việt Nam, hay có nước châu Á khác, đây không phải chỉ là một bữa tiệc sinh nhật thông thường với quà và bánh, mà sẽ bao gồm những thông tục khác nhằm cầu bình an cho con.
Bạn có thể chưa biết:
Cúng đầy tháng cho bé trai miền Trung – Những nghi thức cha mẹ chớ bỏ qua
Cúng thôi nôi cũng là một nghi thức để báo cáo và ra mắt tổ tiên về thành viên mới của gia đình. Sau là cảm ơn sự chăm sóc của 12 bà mụ đối với em bé. Đây là một phong tục khá quan trọng trong đời sống tinh thần người Việt.
Tổ chức lễ cúng thôi nôi bé trai, ba mẹ cầu mong mang đến cho trẻ những điều tốt đẹp, giải hạn cho bé và thể hiện niềm tin và hy vọng của cha mẹ và gia đình về một tương lai tươi sáng cho đứa con yêu của mình.
Mâm cúng cho bé sẽ có sự thay đổi tuỳ thuộc vào vùng miền, mỗi miền sẽ cho phong tục tập quán khác nhau. Lễ cũng cơ bản sẽ bao gôm 3 mâm cúng: Thần Tài, Thổ địa; Ông Táo; 12 Bà Mụ và Đức Ông. Mâm cũng cơ bản sẽ có ngũ quả, gà luộc, xôi, chè, hoa, bánh kẹo, rượu,… Khi cúng bố mẹ, ông bà và các thành viên tron gia đình cung kính thành khẩn với gửi lời chúc phúc và mong ước của mình lên bề trên. Kèm theo việc cúng kiến, mỗi vùng miền sẽ có những hoạt động đặc trưng khác với bé. Bố mẹ cũng cần lưu ý đến giờ đẹp tuỳ theo tuổi của bé để tổ chức cúng.
Tuỳ theo văn hoá vùng miền lẫn niềm tin và quan niệm của từng gia đình mà mâm cúng thôi nôi bé trai hay thôi nôi bé gái sẽ khác nhau. Nhưng thường sẽ bao gồm 3 mâm cúng:
- Thần tài – Thổ địa
- Ông Táo
- 12 Mụ Bà và Đức Ông
Hướng dẫn bày mâm cúng thôi nôi bé trai theo từng vùng miền
Mâm cúng thôi nôi cho bé trai đơn giản theo phong tục miền Bắc
Xôi chè cúng thôi nôi bé trai
- 1 con gà luộc .
- 1 đĩa quả (gồm 5 loại quả tùy chọn).
- 12 bát chè đậu trắng và 12 đĩa xôi cúng 12 bà Mụ.
- 1 tô cháo và 3 chén cháo cúng 3 Đức thầy.
- 1 ly nước hoặc rượu nhỏ (dùng để rưới lên hoa sau khi cúng).
- Bình hoa tươi, 2 cây đèn cầy cúng sao + 3 cây nhang.
- 12 miếng trầu têm + 1 lá nguyên + 1 trái cau.
- 1 bộ đồ hình nam (viết tên ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong sẽ đốt).
- Bộ lễ cúng thôi nôi các Mẹ cần mua 12 đôi hài xanh, nén vàng màu xanh, váy áo xanh, trầu cánh phượng.
Mâm lễ cúng ông Địa gồm:
- Hoa quả: 1 đĩa
- Chè đậu trắng: 1 bát
- Xôi gấc: 1 đĩa
- 3 ly nước , hoa, nhang, trầm.
- Bánh kẹo, trầu cau, rượu nếp, gà luộc.
Bàn thờ thiên và bàn thờ Phật: Hoa, trái cây, xôi, chè, nhang, nước lọc, nến, muối.
Mâm cúng thôi nôi bé trai miền Trung gồm những gì?
Lễ vật cúng thôi nôi cho bé trai:
- Một đĩa trái cây (ngũ quả)
- 1 con gà luộc (gà trống và có một số yêu cầu đối với gà luộc khi cúng)
- Chè 12 chè nhỏ và 1 chén chè lớn (12 chén chè trôi nước đối với bé gái và 12 chén chè đậu trắng đối với bé trai)
- Xôi 12 dĩa nhỏ và 1 đĩa xôi lớn
- 12 chén cháo trắng nhỏ và 1 chén cháo trắng lớn
- 1 bình hoa cát tường tươi
- 2 cây đèn cầy cúng sao
- 3 cây nhang
- 12 miếng trầu đã têm + 1 lá nguyên + 1 trái cau
- 1 bộ đồ hình nam (nữ) thế, viết tên ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong sẽ đốt bỏ giải hạn cho bé
- Bộ lễ trong mâm cúng thôi nôi bé trai miền Trung gồm 12 đôi hài xanh, váy áo xanh, trầu cánh phượng…
Bạn có thể chưa biết:
Bài cúng thôi nôi bé trai miền Nam và cách bày mâm cúng chi tiết nhất
Cúng thôi nôi vào giờ nào giúp con có cuộc sống may mắn, sung túc một đời?
Đồ cúng thôi nôi bé trai miền Nam thì như thế nào?
- Cháo, gỏi.
- 1 con gà trống luộc trong mâm cúng thôi nôi cho bé trai
- 12 đĩa xôi màu (xôi gấc 3 tầng) và thêm 1 đĩa xôi lớn.
- 12 chén chè đậu trắng và 1 chén chè lớn.
- Bộ Tam Sên gồm có: Cua luộc, Thịt heo luộc, Trứng luộc.
- 1 đĩa trái cây + 1 bình hoa tươi.
- Cau tươi, trầu têm.
- Mâm cúng thôi nôi bé trai còn có 1 bộ đồ thế thân có đầy đủ thông tin cá nhân để sau đốt giải hạn cho bé.
- Rượu, trà, muối, nước lọc, đèn cầy, nhang thơm, 12 nén vàng.
Nghi thức thú vị khác
Sau khi đã hoàn thành nghi thức cúng thôi nôi bé trai theo đúng lễ nghi thì gia đình thường chuẩn bị mâm bốc thôi nôi cho bé. Đây thường là một phần rất thú vị và mang lại nhiều tiếng cười trong ngày thôi nôi.
Mâm cho bé trai bốc thôi nôi là nghi thức được xem là tiên đoán về con đường sự nghiệp của bé sau này. Tuỳ vào từng nhà mà trên mâm này sẽ có những đồ vật khác nhau. Từng món sẽ tượng trưng cho một nghề nghiệp sau này, không có một quy định cụ thể nào cho nghi thức này. Ba mẹ hay gia đình có thể bày bất cứ món gì phù hợp và tượng trưng cho ngành nghề nào đó.
Sau khi con chọn được “sự nghiệp” thì mọi người thường sẽ vỗ tay chúc mừng và tặng quà bé. Và sau đó là phần nhập tiệc cùng gia đình.
Mâm cúng thôi nôi bé gái sẽ khác biệt thế nào? Bài viết này sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc.
Tính ngày cúng thôi nôi như thế nào là đúng?
Lễ cúng thôi nôi cho bé được tính bằng ngày âm lịch. “Gái lùi 2, trai lùi 1” thế nên ngày cúng bé trai sẽ sụt đi 1 ngày so với ngày sinh của bé. Chẳng hạn, bé trai sinh vào ngày 20/8 âm lịch, các bậc phụ huynh sẽ cúng lễ thôi nôi cho bé vào ngày 19/8 âm lịch năm sau.
Với các bé gái cách tính ngày thôi nôi là ngày âm lịch và lùi lại 2 ngày. Ví dụ, nếu bé gái sinh vào ngày 25-10 âm lịch thì bố mẹ sẽ cúng thôi nôi cho con vào ngày 23-10 âm lịch năm sau.
Ba mẹ có thể chọn giờ cúng sao cho hợp với tuổi và cung mệnh của con.
- Nếu bé tuổi Tý thì giờ cúng tốt là giờ Ngọ (từ 11 tới 13 giờ trưa)
- Nếu bé tuổi Sửu thì giờ cúng tốt là giờ Tý (từ 23 tới 1 giờ sáng)
- Bé tuổi Dần thì giờ cúng tốt là giờ Sửu và giờ mùi (từ 1 tới 3 giờ sáng và 13 đến 15 giờ trưa )
- Nếu bé tuổi Mão thì giờ cúng tốt là giờ Thìn và giờ tuất (từ 7 tới 9 giờ sáng và 19 tới 21 giờ tối)
- Nếu bé tuổi Thìn thì giờ cúng tốt là giờ Hợi (từ 21 tới 23 giờ tối)
- Con tuổi Tỵ thì giờ cúng tốt là giờ Dậu (từ 17 tới 19 giờ tối)
- Nếu bé tuổi Ngọ thì giờ cúng tốt là giờ Thân (từ 15 tới 17 giờ chiều)
- Nếu bé tuổi Mùi thì giờ cúng tốt là giờ Tý (từ 23 tới 1 giờ sáng)
- Bé tuổi Thân thì giờ cúng tốt là giờ Mão (từ 5 đến 7 giờ sáng)
- Nếu bé tuổi Dậu thì giờ cúng tốt là giờ Dần (từ 3 tới 5 giờ sáng)
- Nếu bé tuổi Tuất thì giờ cúng tốt là giờ Hợi (từ 21 tới 13 giờ khuya)
- Con tuổi Hợi thì giờ cúng tốt là giờ Tỵ (từ 9 tới 11 giờ sáng)
Tạm kết
Mỗi vùng miền, địa phương lại có 1 phong tục tập quán khác nhau, hoa cúng thôi nôi cũng khác. Cách cúng thôi nôi cho các bé cũng vì thế mà có nhiều điểm khác biệt tùy vào tín ngưỡng và quan niệm từng địa phương. Các gia đình nên chuẩn bị mọi thứ thật đầy đủ, kỹ càng và theo đúng phong tục. Việc tiếp nối và duy trì những nghi lễ này không chỉ thể hiện những hi vọng, ước mong tốt đẹp của thế hệ đi trước dành cho con cháu mà còn góp phần gìn giữ nét văn hóa truyền thống trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt Nam. Chúc các bé sang tuổi mới ăn giỏi, ngủ ngoan, vui cười và bình an, khỏe mạnh!
Ngoài phần mâm cúng thôi nôi bé trai cần nên đúng chuẩn với nghi thức và niềm tin của gia đình thì ba mẹ có thể trang trí nhà cửa và chuẩn bị bánh sinh nhật cho bé. Trên tất cả, những nghi thức dân gian này muốn gửi gắm điều tốt lành đến cho con yêu. Do đó, điều quan trọng trong ngày là dành thời gian để con có được trải nghiệm và kỷ niệm đẹp nhất cả nhà nhé.
Xem thêm:
- Quà tặng thôi nôi bé trai và những điều bố mẹ cần biết
- 10 Ý Tưởng Tuyệt Hay Cho Tiệc Sinh Nhật Của Bé
- Mẹ tự tay tổ chức tiệc sinh nhật lung linh cho bé tại nhà
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!