Ly thân trước khi ly hôn là giải pháp được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn với mong muốn có thêm thời gian suy nghĩ kỹ càng. Hoặc để giải thích cho con cái, giúp con thích nghi với sự xáo trộn cuộc sống và tình cảm hay để dàn xếp các vấn đề liên quan…
Vậy nhưng việc ly thân trước khi ly hôn có thật sự cần thiết hay không? Trong quá trình ly thân thì trách nhiệm của hai bên như thế nào? Đây có phải là căn cứ để việc ly dị được tiến hành nhanh chóng hơn nay không?
Vợ chồng ly thân là gì và khác ly hôn như thế nào?
Rất nhiều cặp vợ chồng khi xảy ra mâu thuẫn không thể giải quyết thường nghĩ đến việc ly thân. Vậy vợ chồng ly thân có nghĩa là gì?
Hiểu đơn giản thì ly thân là từ mô tả quan hệ vợ chồng khi cả hai không còn sống chung. Hoặc sống chung nhưng không sinh hoạt chung và không có quan hệ tình dục.
Hiện nay, việc ly thân trước khi ly hôn thường được đưa ra theo thỏa thuận giữa hai vợ chồng chứ chưa được pháp luật công nhận. Trong thời gian này mọi quyền và nghĩa vụ liên quan đến con cái, tài sản chung… vẫn phải được tuân theo.
Trong khi đó vợ chồng ly hôn có nghĩa là chấm dứt hoàn toàn quan hệ hôn nhân. Và việc này được Tòa án có thẩm quyền quyết định và công nhận.
Mọi sự ràng buộc về trách nhiệm hôn nhân, ràng buộc về nhân sự, tài sản… sẽ không còn. Mối quan tâm chung còn lại chỉ còn là vấn đề chu cấp và nuôi dạy con cái.
Có nên ly thân rồi mới quyết định ly hôn hay không?
Như đã nói ở trên việc ly thân trước khi ly hôn là sự thỏa thuận riêng của các cặp vợ chồng. Với những cặp vợ chồng phát sinh mong muốn ly dị chỉ vì những mâu thuẫn. Hoặc những xung đột trong cuộc sống hàng ngày thì nên cân nhắc việc ly thân trước khi ly hôn.
Suy nghĩ thật kỹ việc ly thân trước khi ly hôn
Bởi biện pháp này sẽ giúp cả hai bên có thời gian suy nghĩ một cách bình tĩnh, thấu đáo. Hạn chế những cơn nóng giận, hành động thiếu suy nghĩ dẫn đến việc ly hôn vội vã, ảnh hưởng đến con cái và người thân.
Đặc biệt, việc vợ chồng ly thân vẫn sống chung nhà sẽ giúp cho hai người vẫn có khoảng thời gian, không gian riêng để nghiêm túc nhìn nhận lại mối quan hệ. Đồng thời lại không quá xa cách nhau khiến cả hai người không nắm bắt được suy nghĩ, sự thay đổi của đối phương.
Việc ly thân trước khi ly hôn thường hướng đến mục đích hàn gắn quan hệ vợ chồng nhiều hơn. Cả hai có thời gian để nhìn nhận bản thân, tìm ra nguyên nhân khiến vợ chồng luôn mâu thuẫn.
Sau thời gian ly thân nếu cả hai có thể thấu hiểu cho nhau, nhìn nhận được cái sai của mình. Họ giải quyết được mâu thuẫn thì có thể tiếp tục hàn gắn và xây dựng cuộc sống.
Trường hợp này cả hai vẫn tiếp tục duy trì quan hệ vợ chồng theo đúng pháp luật mà không cần sự đồng ý/chấp thuận của bất kỳ cá nhân hoặc cơ quan/ tổ chức nào.
Nên ly thân bao lâu?
Thực tế không nên để kéo dài tình trạng ly thân. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của cả hai cũng như con cái. Hơn nữa, nếu không thể hàn gắn thì nên tiến hành ly hôn sớm để ổn định cuộc sống. Thời gian tốt nhất để kéo dài việc ly hôn trước khi ly thân là 6 tháng đến 1 năm.
Sau thời gian này nếu mọi chuyện không có sự tiến triển. Cả hai không tìm được sự đồng thuận, hoặc nhận thấy không còn tình cảm thì nên ly hôn. Bởi mối quan hệ vợ chồng lúc này chỉ còn trên danh nghĩa. Kéo dài lâu chỉ khiến hai bên thêm gánh nặng và cảm thấy mệt mỏi.
Ly thân có phải là tiền đề để hai vợ chồng chia tay?
Luật hôn nhân gia đình 2014 của Việt Nam không thừa nhận việc ly hôn trước khi ly thân. Và cũng không quy định ly thân bao lâu thì được phép ly hôn. Và đây cũng không phải là căn cứ bắt buộc để tiến hành việc ly hôn.
Tòa án sẽ quyết định cho ly hôn dựa vào các căn cứ như: Vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà việc hòa giải tại tòa không thành. Hoặc giải quyết ly hôn luôn nếu vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình.
Căn cứ thứ 2 xác nhận ly hôn nữa là tình trạng quan hệ vợ chồng đến mức trầm trọng. Được hòa giải, nhắc nhở nhiều lần nhưng tiếp tục ngoại tình, sống ly thân hoặc bỏ mặc nhau. Căn cứ thứ 3 là cả hai không còn tình cảm, không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi…
Như vậy, việc ly thân trước khi ly hôn sẽ không mang ý nghĩa về mặt pháp luật. Nhưng sẽ giúp các cặp vợ chồng có thời gian suy nghĩ thấu đáo để đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho cuộc hôn nhân của mình.
Xem thêm:
- Những dấu hiệu vợ muốn ly hôn chồng cần nhận ra trước khi quá muộn
- Có nên ly hôn khi mang thai vì chồng vô tâm hờ hững?
- Vợ muốn ly thân là bài toán không dễ cho các ông chồng