Ly hôn giành quyền nuôi con có lẽ là vấn đề muôn thưở với mỗi gia đình khi hôn nhân tan vỡ. Làm sao khi người cha muốn giành quyền nuôi con?
Ly hôn là điều không ai mong muốn. Chẳng ai muốn tự ràng buộc mình. Và cũng chẳng ai đang có gia đình yên ấm tự nhiên muốn độc thân cô đơn cả. Song, có những chuyện không thể theo ý chúng ta được. Có những người dành cả cuộc đời cống hiến cho xã hội. Cuối cùng, gia đình mình lại chẳng giữ được. Đấy cũng là một trong những điều cuộc sống mang lại.
Vậy, nếu ly hôn mà người cha muốn giành quyền nuôi con thì phải làm như thế nào?
Những điều kiện cần thiết để ly hôn giành quyền nuôi con
Nói gì thì nói, ai lại muốn ly hôn. Nhưng khi đã không thể sống được với nhau nữa, việc buông tay cũng là một cách để giải thoát cho nhau. Dẫu biết rằng, con cái ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Nhưng cuộc sống là những mảnh ghép khác nhau. Có thể khi này, bạn gặp được người hợp. Song thời gian trôi qua, mảnh ghép bị lệch mất thì sao?
Dưới đây là những điều kiện cần thiết để có thể ly hôn giành quyền nuôi con:
Điều kiện về vật chất
Bạn phải chứng minh được mình có đầy đủ các điều kiện về vật chất như:
+ Thu nhập thực tế: Ít nhất cũng phải có một khoản thu nhập cố định đủ để nuôi sống gia đình. Có thể nhiều người không kiếm được nhiều. Nhưng đó không phải là vấn đề. Vấn đề là đủ để đáp ứng nhu cầu sống.
+ Công việc ổn định: Việc bạn có một công việc ổn định chắc chắn sẽ giúp tòa nghiêng về bạn hơn. Nhất là khi công việc đã được hơn một năm hoặc càng dài càng tốt.
+ Có chỗ ở ổn định (nhà ở hợp pháp): Nhà ở là một trong những điều kiện cần thiết để nhận quyền nuôi con được. Bởi nếu không có nhà, bạn sẽ rất khó khăn trong việc giành chiến thắng.
+ Một số giấy tờ cần thiết: Hợp đồng lao động, bảng lương, chứng minh tài chính, giấy tờ về sở hữu đất đai, sổ đỏ…
Điều kiện về tinh thần
Các điều kiện về tinh thần bao gồm:
– Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con
– Tình cảm dành cho con từ trước đến nay
– Điều kiện cho con vui chơi, giải trí
– Nhân cách đạo đức của bạn
– Đánh giá tốt từ tổ dân phố, đồng nghiệp
Bất lợi lớn nhất của người cha khi ly hôn giành quyền nuôi con
Đương nhiên, giấy tờ pháp luật là vậy. Nhưng vấn đề là bạn vướng ở một chỗ khó nhất. Đó là nếu con dưới 36 tháng tuổi thì sao?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Trong trường hợp này, nếu bạn và chồng bạn không thể thỏa thuận với nhau về quyền nuôi con thì Tòa án sẽ giải quyết dựa theo quy định trên. Ví du, con của bạn hiện mới chỉ 17 tháng tuổi. Như vậy, về nguyên tắc, con sẽ được giao cho vợ bạn trực tiếp nuôi dưỡng trừ khi vợ bạn không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Khi đó, bạn chỉ có thể cấp dưỡng cho con mà thôi. Trừ khi bạn và vợ có thỏa thuận khác hoặc như đã nói, vợ bạn không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Nếu con lớn hơn 36 tháng tuổi thì sao?
Ly hôn cha muốn giành quyền nuôi con là một câu chuyện dài. Nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố về chu cấp và kinh tế đóng vai trò quan trọng. Nhiều người mẹ không chăm sóc con nhưng vẫn sẵn sàng nhận con để nuôi dưỡng vì biết rằng bạn sẽ chu cấp cho hai mẹ con.
Nhưng nếu con đã hơn 7 tuổi?
Khi đó, mọi việc có vẻ sẽ trở nên công bằng hơn một chút. Nếu con lớn hơn 7 tuổi, ai trong hai vợ chồng muốn nuôi con phải hỏi qua nguyện vọng của con. Lúc này, con đã phần nào được quyết định rồi.
Đương nhiên, ý kiến của con chỉ mang tính chất tham khảo. Song, đó là một yếu tố rất quan trọng trước tòa đấy.
Một số lưu ý về quyền nuôi con
Theo quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình thì người nào có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha, mẹ và con thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng.
Đối với hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng sau khi ly hôn, giữa cha mẹ và con sau khi ly hôn thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng.
Bên cạnh đó, khi đã có quyết định của Tòa án yêu cầu cha hoặc mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nhưng không thực hiện bản án mặc dù có đủ điều kiện và đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thì có thể bị phạt tối đa 5 năm tù giam theo quy định tại Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015.
Ngoài ra, nếu việc trốn tránh hoặc từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ khiến người con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe thì có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015.
Mẫu đơn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
ĐƠN KHỞI KIỆN
(Về việc thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn)
Kính gửi: Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liên
Tên tôi là: Nguyễn Văn A Sinh năm: 1980
Chứng minh nhân dân số: 123456789 do CA thành phố Hà Nội cấp ngày 1/1/2010
Địa chỉ thường trú: số nhà 123, đường x, phường y, quận z, thành phố Hà Nội
Nơi cư trú hiện tại: số nhà 123, đường x, phường y, quận z, thành phố Hà Nội
Số điện thoại liên hệ: 098xxxxxx
Là bố của cháu Nguyễn Văn B Sinh năm: 2010
Địa chỉ thường trú: xã x, huyện y, tỉnh z
Hiện cư trú tại: xã x, huyện y, tỉnh z
Số điện thoại liên hệ: 038yyyyyy
Kính trình bày với Quý Tòa sự việc sau:
(Nội dung)
Do vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị Quý Tòa xem xét sự việc trên của tôi và tiến hành giải quyết tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn giữa tôi và chị Nguyễn Thị C theo đúng quy định của pháp luật.
Tôi xin cam đoan những thông tin đã nêu trên là trung thực và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác trên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
…….ngày…,tháng…,năm…
Người làm đơn
Lời kết
Ly hôn là điều không ai mong muốn. Chắc chắn như vậy. Nhưng khi bạn có đủ điều kiện tốt nhất để nuôi dưỡng, chăm sóc con, đừng ngần ngại. Hãy cố gắng xây dựng tương lai tốt đẹp nhất cho con nhé.
Xem thêm:
- Cuộc ly hôn đầy nước mắt tác hại đến sức khỏe trẻ ra sao?
- 7 sai lầm sau ly hôn khiến bạn mãi không thoát ra khỏi đau khổ
- Chồng ngoại tình có nên tha thứ hay dứt khoát ly hôn để tự giải thoát cho bản thân?
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!