Nuôi dạy con trong thời Covid-19 thật đơn giản với 6 lời khuyên từ WHO

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

6 lời khuyên về Covid-19 từ WHO sẽ giúp các bậc cha mẹ biến việc nuôi dạy con cái thời Covid-19 thành trải nghiệm tích cực. Đồng thời giúp cha mẹ và con cái tránh được những cảm xúc hoang mang, lo lắng, bất an.

Đại dịch Covid-19 đã làm đảo lộn cuộc sống của hàng triệu người trên khắp thế giới. Trường học phải đóng cửa, không được gặp gỡ bạn bè, ra ngoài vui chơi khiến trẻ cảm thấy ngột ngạt.

Với những gia đình buộc phải ở nhà trong thời điểm này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra 6 lời khuyên về Covid-19 cho cha mẹ. Bao gồm mọi thứ từ việc tạo thói quen mới, đến quản lý căng thẳng và nói về đại dịch COVID-19:

  • Dành thời gian riêng cho con
  • Giữ thái độ tích cực trước mặt con trẻ
  • Đặt lịch sinh hoạt theo thời gian biểu
  • Ứng xử với những hành vi xấu
  • Kiểm soát căng thẳng
  • Nói chuyện trung thực về COVID-19

Cuộc sống của trẻ em đã bị gián đoạn nghiêm trọng bởi đại dịch

1. Dành cho từng đứa trẻ những khoảng thời gian thật chất lượng

Mỗi ngày hãy dành thời gian riêng cho mỗi đứa con của bạn, tối thiểu là 20 phút và tốt nhất là nhiều nhất có thể. Hãy hỏi xem con đang gặp phải vấn đề gì, muốn gì và cùng chơi – cùng làm với con.

Đối với trẻ tập đi cha mẹ có thể tạo ra nhiều hoạt động, trò chơi khác nhau như hát, tạo ra nhịp điệu bằng vật dụng trong nhà, xếp cốc – hình khối, đọc truyện cho con…. Với trẻ lớn hơn hãy cùng đọc sách, xem tranh ảnh, đi dạo hoặc hướng dẫn bé nấu ăn, làm bài tập.

Riêng với trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên thì cha mẹ nên dành nhiều thời gian trò chuyện cùng con hơn. Về các chủ đề con thích như âm nhạc, thể thao, người nổi tiếng… Cùng đi dạo, cùng tập thể dục.

Dành thời gian trò chuyện và chơi cùng con

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Lời khuyên về Covid -19 là luôn giữ thái độ tích cực

Sử dụng ngôn ngữ tích cực và khen ngợi con khi làm những điều tích cực. Điều này sẽ giúp trấn an con và thể hiện rằng bạn chú ý và quan tâm đến con.

Một đứa trẻ rất khó giữ im lặng trong cả ngày. Điều này khiến bạn muốn phát điên và kết quả là cha mẹ sẽ thường la lên “Dừng lại ngay!”.

Nhưng trẻ em không bao giờ muốn bị la mắng. Chúng có xu hướng nghe lời và làm theo khi cha mẹ sử dụng ngôn ngữ tích cực và luôn có sự khen ngợi.

Vì thế, thay vì la mắng, sử dụng những câu kiểu mệnh lệnh như: “Đi học bài ngay”. Thì cha mẹ hãy nói: “Đến giờ học bài rồi đấy con yêu”. Và đừng quên khen ngợi khi trẻ làm tốt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Đặt lịch sinh hoạt theo thời gian biểu

Có thói quen hàng ngày nhất quán sẽ giúp định hình ngày của bạn. Vì vậy cha mẹ nên lập một thời gian biểu bản thân và cho con. Bao gồm các hoạt động làm việc, học tập, vui chơi. Lời khuyên về dịch Covid-19 này không chỉ tốt cho mà cho cả ba mẹ.

Hãy để trẻ tham gia lập thời gian biểu hàng ngày. Điều này sẽ giúp trẻ hào hứng và tuân thủ thời gian biểu đã đưa ra.

Một điều rất quan trọng trong việc chăm sóc con trong mùa dịch là cho trẻ tập thể dục. Việc tập luyện và chạy nhảy sẽ giúp trẻ bớt căng thẳng, giải phóng năng lượng và có sức khỏe tốt hơn. Có thể cho bé theo dõi các video clip luyện tập trên youtube để làm theo.

Cha mẹ phải là tấm gương cho con, bỏ điện thoại xuống, tắt tivi và dành thời gian cho con

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Ứng xử với những hành vi xấu

WHO khuyến nghị ba bước để xử lý hành vi xấu. Đầu tiên, nếu bạn có thể nhận ra nó sớm hãy chuyển hướng hoặc đánh lạc hướng trẻ. Hãy đề nghị con cùng bạn ra ngoài hoặc đi dạo.

Nếu điều đó không hiệu quả, hãy tạm dừng 10 giây trước khi bạn trả lời hoặc muốn hét lên. Hít vào thở ra từ từ năm lần, sau đó cố gắng nói chuyện một cách bình tĩnh hơn.

Bước cuối cùng là đưa ra hậu quả để bé tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình và kiểm soát kỷ luật tốt hơn. Bình tĩnh đưa ra hậu quả nếu trẻ có hành động, lời nói không đúng. Ví dụ như tịch thu điện thoại, bắt trẻ úp mặt vào tường…

Nhưng trước đó hãy đưa ra cho con sự lựa chọn là làm theo hướng dẫn trước khi cho chúng thấy hậu quả. Và sau khi thực hiện hình phạt hãy cho trẻ cơ hội sửa đổi và khen ngợi bé.

5. Kiểm soát căng thẳng

Quản lý căng thẳng là một vấn đề lớn cho các gia đình khi bị mắc kẹt ở nhà. Cha mẹ hãy dành thời gian cho bản thân. Đôi khi chỉ cần 5 phút để thưởng thức một tách trà, thiền hoặc tập thể dục…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kiểm soát căng thẳng là điều rất quan trọng khi bạn vừa phải ở nhà làm việc để phòng tránh lây nhiễm Covid-19. Vừa phải trông chừng và dạy con. Vừa phải ứng phó với các vấn đề tài chính.

Hãy cởi mở và lắng nghe con bạn. Con cái của bạn sẽ tìm đến bạn để được hỗ trợ và trấn an. Chấp nhận cảm giác của con và cho con sự thoải mái.

Cha mẹ cũng cần dành thời gian riêng cho bản thân để nghỉ ngơi

6. Nói chuyện cởi mở về Virus

Lời khuyên về covid-19 cuối cùng liên quan đến việc giảm bớt sự lo lắng mà trẻ em có thể cảm thấy về đại dịch. Đó là nói chuyện đúng cách với trẻ về dịch Covid-19.

Tất cả chúng ta đều tiếp xúc và cập nhật tin tức không hay liên tục qua phương tiện truyền thông xã hội. Chính vì thế không thể tránh suy nghĩ về COVID-19 ngay cả trong vài phút.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ở đây, WHO ủng hộ cách tiếp cận minh bạch – nói chuyện với con bạn một cách cởi mở về những gì đang diễn ra. Đặc biệt là phải trung thực khi bạn không có tất cả các câu trả lời đối với các câu hỏi như khi nào hết dịch, khi nào con được đi học trở lại…

Hãy nhớ luôn quan sát, kiểm tra và trò chuyện để biết con bạn có ổn không. Áp dụng những lời khuyên về Covid-19 từ WHO để cùng con vượt qua giai đoạn này. Quan trọng là hãy thể hiện rằng bạn luôn quan tâm quan tâm và chia sẻ với con mọi thứ.

Theo weforum

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nguyenthi Huyen