LỖ VÀNH TAI Ở TRẺ: Dị tật nhỏ xin đừng chủ quan

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

LỖ VÀNH TAI Ở TRẺ: Dị tật nhỏ xin đừng chủ quan

  Ear pit (dị tật lỗ vành tai ở trẻ) là một trong những dị tật ít phổ biến  mà nhiều cha mẹ chưa biết đến. Tuy nhiên dị tật nhỏ này cũng có thể gây ra những nguy hiểm khó lường. Một bà mẹ đã chia sẻ những trải nghiệm đau đớn của con mình với dị tật này qua câu chuyện dưới đây.

          Dị tật lỗ vành tai xuất hiện ở bé K. ngay từ khi mới sinh ra, trên cả 2 vành tai. Bác sĩ cho biết dị tật này hình thành do quá trình xây dựng vành tai của bé khi thai kỳ của mẹ gặp một trục trặc nào đó. Phần lớn dị tật này sẽ không gây nguy hiểm cho bé nếu được vệ sinh vành tai sạch sẽ hàng ngày.

          Khi bé K. tròn 6 tháng tuổi, mẹ bé quyết định cho bé đi học bơi với mong muốn giúp con có được những trải nghiệm thú vị. Không hề tính tới chuyện dị tật ở vành tai bé, mẹ K. đơn giản nghĩ rằng thầy giáo chuyên nghiệp, hồ bơi sạch sẽ là lựa chọn tối ưu cho các bài học bơi đầu đời của bé. Cho đến khi bé tròn 1 tuổi và bắt đầu bài học lặn đầu tiên thì một bất thường đã xảy ra. Phần dị tật lỗ vành tai của bé bắt đầu sưng, đỏ tấy lên rất nhanh.

          Mẹ bé K. ngay lập tức đưa bé đi khám. Bác sĩ giải thích rằng do bé lặn xuống nước nên nước đã đọng lại trong lỗ vành tai, gây ra nhiễm trùng bên trong. Trường hợp nếu chỗ sưng tấy không giảm, đầu mủ không đùn ra ngoài thì bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật cho bé. Vì thế lúc này bác sĩ chỉ kê đơn thuốc thông thường cho bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

          Tuy vậy, sau 3 ngày dùng thuốc tình trạng của bé không thuyên giảm mà còn sưng tấy nặng hơn, đầu mủ cũng không chín. Bé K. quấy khóc dai dẳng do bắt đầu có những cơn đau âm ỉ. Đến lúc này gia đình quyết định đưa bé đến bệnh viên chuyên khoa Nhi Ra-ma-thi-bo-di, một trong những bệnh viện hàng đầu tại Băng Cốc, Thái Lan.

          Tại đây các bác sĩ đã tiến hành tiểu phẫu, lấy bỏ phần mủ bên trong. Sau tiểu phẫu bé được rửa vết thương 2 lần một ngày. Nhưng đối với một em bé mới 1 tuổi đầu thì đây quả là khoảng thời gian vô cùng đau đớn và khó chịu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

          Hiện tại vết thương của bé K. đã lành nhưng bác sĩ vẫn khuyên gia đình đợi bé lớn thêm (tầm 2-3 tuổi) thì nên tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ hoàn toàn phần dị tật này. Do dị tật vành tai này có một lỗ hổng lớn bên trong và từng bị mưng mủ nên khả năng bé sẽ bị viêm tấy lại như trên là rất lớn.

          Theo một điều tra nghiên cứu được công bố trên tạp chí PEDIATRICS của Viện khoa học American Academic of Pediatrics (Mỹ) cho biết trung bình cứ 8 trong số 1.000 trẻ có dị tật vành tai sẽ có nguy cơ bị điếc hoặc gặp các vấn đề về thính giác. Link bài báo nghiên cứu<<

          Tiến hành phẫu thuật cắt bỏ dị tật vành tai thường được thực hiện đối với những bé trên 1 tuổi để phòng tránh các ảnh hưởng của phẫu thuật như bé gặp ác mộng. Ngoài ra phần vành tai quá nhỏ trong quá trình phẫu thuật có thể chạm tới dây thần kinh của bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

          Qua trải nghiệm đau đớn của con lần này, mẹ bé K. chia sẻ: “Các cha mẹ có con bị dị tật vành tai nên lưu ý đặc biệt nếu có ý định muốn cho con đi học bơi. Ngoài ra với những bé bị dị tật này cha mẹ nên có một chế độ vệ sinh đặc biệt ở phần vành tai của bé. Quan trọng hơn cả là cha mẹ cần tư vấn bác sĩ để có quyết định hợp lý khi cần phải cắt bỏ dị tật này.”

Nguồn ảnh và bài viết: Tạp chí Sanook Thái Lan

 Các bài viết có liên quan:

Vệ sinh tai cho bé &#8211; những điều cần tránh

Dừng ngay 5 điều này nếu không muốn trẻ bị khuyết tật bẩm sinh

Các bệnh di truyền phổ biến ở trẻ sơ sinh

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

 

Bài viết của

Minh Hương