Làm thế nào để giúp trẻ vượt qua hội chứng lo lắng xa cách?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lo lắng xa cách ở mỗi bé không giống nhau. Một số em bé trở nên kích động khi mẹ vừa xa tầm mắt trong một khoảng thời gian ngắn. Số khác tỏ ra lo lắng không ngừng từ khi còn được bế trên tay cho đến khi bắt đầu đi mẫu giáo.

Để vượt qua nỗi sợ xa cách cần có sự chuẩn bị về tinh thần và thời gian. Bạn cần tỏ ra đau khổ, quyến luyến như cách các bé thể hiện không muốn rời xa bạn.

Lo lắng xa cách ở các độ tuổi

Trẻ sơ sinh

Hội chứng lo lắng bị xa cách phát triển sau khi một đứa trẻ hiểu được sự tồn tại của đối tượng. Bé sẽ không yên tâm một khi nghĩ rằng bạn đã bỏ đi, dù bạn vẫn đang ở đó. Sự xa cách có thể tồi tệ hơn nếu bé đói, mệt hoặc cảm thấy không khỏe. Lúc này, mẹ không được rời bé quá lâu.

Phần đông các bé thể hiện sự lo lắng mạnh mẽ nhất vào khoảng 9 tháng, một số bé lại có biểu hiện trong khoảng thời gian dài, ngay từ lúc 4 đến 5 tháng tuổi.

Trẻ mới biết đi

Một số bé bắt đầu nỗi sợ bị bỏ rơi vào khoảng 15 hoặc 18 tháng tuổi. Sự lo lắng đặc biệt nghiêm trọng hơn khi đói, mệt, hay ốm.

Trong thời gian chập chững biết đi, bé học cách tự lập và đồng thời nhận thức rõ hơn về sự xa cách. Hành vi của bé tại các cuộc chia ly sẽ ồn ào hơn, đẫm nước mắt và khó dừng lại.

Trẻ mẫu giáo

Khi lên ba, nỗi sợ xa cách và sự níu kéo của bé khiến bố mẹ bối rối nhất. Ai cũng phải trưởng thành, khóc lóc là thế nhưng các bé vẫn đang tự thích nghi với sự xa cách đó thôi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chẳng hạn như việc tập cho bé ngủ riêng, bố mẹ cần giữ vững sự kiên định, không đầu hàng trước những lời mè nheo. Hành động nhất quán kết hợp cùng lời giải thích, động viên bé sẽ khiến lời nói của bạn có giá trị hơn.

Cách vượt qua lo lắng xa cách

Tạo các nghi thức tạm biệt nhanh chóng

Ngay cả khi bạn phải thực hiện các cử chỉ đáng yêu, đắp chăn hay đưa con gấu yêu thích cho bé khi chuẩn bị rời đi, hãy hành động ngắn gọn và ngọt ngào. Nếu bạn nán lại quá lâu, thời gian lưu luyến sẽ kéo dài cùng sự lo lắng.

Luôn kiên định

Cố gắng thực hiện cùng một nghi thức tạm biệt vào cùng một thời điểm mỗi ngày để tạo thói quen, tránh vướng bận chuyện khác. Thói quen sẽ bào mòn nỗi xót con của bạn, đồng thời giúp bé tin tưởng bạn cũng như trở nên độc lập hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hãy dành cho con nhiều sự quan tâm, yêu thương, chan chứa tình cảm. Sau đó, nói lời tạm biệt nhanh chóng mặc cho bé có gây chú ý hoặc khóc lóc nài nỉ bạn ở lại.

Nói là làm

Hãy giữ cam kết để xây dựng niềm tin ở con. Bằng không, sự mủi lòng của bạn có thể hủy hoại mọi thứ, bạn phải bắt đầu chiến đấu với lo lắng xa cách một lần nữa, theo một cách khó khăn hơn.

Diễn đạt theo cách trẻ con

Lấy ví dụ về chuyến đi công tác sắp tới của bạn. Lúc gửi bé sang nhà ông bà, nếu bạn nói rằng “Ba hôm nữa mẹ sẽ về”, bé sẽ không hiểu được. Thay vào đó, hãy dùng những thứ tượng hình hơn, trong khả năng hiểu biết của bé để giải thích, như là “Con sẽ được gặp mẹ sau ba giấc ngủ buổi tối”.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Luyện tập xa cách

Đưa bé đến nhà ông bà, lên lịch vui chơi, cho phép bạn bè và gia đình chăm sóc bé giúp bạn khoảng một giờ vào cuối tuần.

Tương tự, trước khi bắt đầu gửi trẻ hay đi học mầm non, hãy luyện tập việc đi học và thực hiện nghi thức tạm biệt của bạn trước khi hai mẹ con chia tay. Hãy cho con bạn cơ hội để chuẩn bị tinh thần, trải nghiệm và trưởng thành hơn khi bạn vắng mặt!

Hiếm khi lo lắng xa cách vẫn tồn tại sau nhiều năm mẫu giáo. Nếu bạn lo lắng con mình không thích nghi được với thử thách này, hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa. Họ sẽ biết cách làm dịu sự khó chịu của bạn và xác định kế hoạch hỗ trợ bạn và bé!

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mingboong