Lỡ cạo gió khi mang thai có sao không? Vì sao bà bầu không nên cạo gió?

Mặc dù cạo gió là phương pháp được truyền từ nhiều đời của dân gian, thế nhưng bà bầu tuyệt đối không được áp dụng. Bởi vì cơ thể người phụ nữ khi mang thai trải qua rất nhiều thay đổi. Việc lỡ cạo gió khi mang thai có thể khiến giãn mạch máu, ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lỡ cạo gió khi mang thai mẹ bầu nên đến bệnh viện để được thăm khám và kiểm tra nhằm đảm bảo an toàn cho thai nhi. Bởi cạo gió có thể gây co bóp tử cung mạnh dễ dẫn đến sảy thai.

  • Cạo gió là gì
  • Lỡ cạo gió khi mang thai có sao không
  • Nếu không được cạo gió mẹ bầu có thể sử dụng phương pháp nào
  • Những lưu ý khi cạo gió

Cạo gió là gì

Trong dân gian, người ta hay dùng phương pháp cạo gió để đẩy gió ra ngoài. Đây là phương pháp được truyền từ lâu đời. Người dân sử dụng cách này để điều trị chứng cảm mạo. Họ sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như trứng gà, gừng, rượu, ngải cứu, cúc tần kết hợp với các dụng cụ bằng kim loại (chủ yếu là bạc) để chà lên người. Thường cạo gió dọc hai bên cổ gáy, từ cổ dọc xuống đến vai, kín hết diện vai, dọc hai bên cột sống rồi tỏa ra hai bên mạng sườn, kín hết lưng.

Mẹ bầu muốn cạo gió cần tìm hiểu kĩ (Nguồn ảnh: unsplash)

Phương pháp này giúp lưu thông khí huyết, giãn cơ, giảm cảm giác nặng nề, đau đầu, mệt mỏi, giải cảm mạo và làm ấm cơ thể.

Đến nay phương pháp này được chứng minh là phản khoa học. Thế nhưng, thực tế cho thấy nó có thể điều trị hiệu quả chứng cảm mạo từ nhiều đời nay. Nếu mẹ bầu muốn cạo gió cần tìm hiểu kĩ để đảm bảo cho sự an toàn của thai nhi.

Mẹ có thể quan tâm:

Làm móng khi mang thai - Nên hay không? Mẹ bầu có được sơn móng tay không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lỡ cạo gió khi mang thai có sao không

Mặc dù cạo gió là phương pháp được truyền từ nhiều đời của dân gian, thế nhưng bà bầu tuyệt đối không được áp dụng. Bởi vì cơ thể người phụ nữ khi mang thai trải qua rất nhiều thay đổi. Việc cạo gió có thể khiến giãn mạch máu, ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu.

BS Phạm Thị Thanh Bình, nguyên bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội cho biết “Phụ nữ mang thai cần cẩn trọng trong mọi hoạt động bởi đây là giai đoạn nhạy cảm có thể ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Trong đó, cạo gió là việc mẹ bầu hoàn toàn không nên thực hiện bởi lưng là nơi tâp trung những huyệt đạo có liên quan đến tử cung. Cạo gió lại là phương pháp tác động mạnh trực tiếp lên phần lưng, khiến tử cung co bóp dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc đẻ non”.

Lỡ cạo gió khi mang thai có sao không? (Nguồn ảnh: unsplash)

Còn có nhiều tác động tiêu cực và hậu quả xấu do cạo gió gây nên. Vì vậy nếu bà bầu lỡ cạo gió thì việc đầu tiên là hãy ngưng ngay hành vì này lại. Đến bệnh viện gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khoẻ cũng như điều trị bệnh đang có.

Cạo gió không nên áp dụng cho các trường hợp như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Trẻ em
  • Người bệnh tim mạch, cao huyết áp
  • Bệnh bạch cầu, giảm tiểu cầu
  • Suy thận, tim, phù nề, xơ gan
  • Người đang có các bệnh da liễu
  • Cơ thể có nhiều vết thương chưa lành

Mẹ có thể quan tâm:

Mang thai nên kiêng làm gì - 8 động tác mẹ bầu nhớ tuyệt đối tránh xa để không động, sảy thai

Nếu không được cạo gió mẹ bầu có thể sử dụng phương pháp nào

Thay vì cạo gió, mẹ mang thai có thể sử dụng những cách sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Cạo gió bằng gừng

Phụ nữ mang thai bị cấm cạo gió do lực tác động của kim loại nặng làm vỡ mạch máu. Vì thế, thay các vật cứng để cạo gió, mẹ có thể cạo bằng gừng tươi. Cách làm khá đơn giản, gừng giã nhỏ ngâm với rượu trong 2 giờ rồi thoa lên người. Mẹ có thể dùng khăn mềm xoa rượu gừng lên vùng vai, cổ và tay. Massage nhẹ nhàng để cơ thể thư giãn. Nhưng không được dùng vật cứng.

  • Massage bằng dầu

Làm nóng và kích thích cơ thể bằng cách xoa dầu và massage nhẹ nhàng. Khi thực hiện việc này vùng máu sẽ lưu thông đến các vùng đau nhức. Bởi lẽ khi dùng lực mạnh để cạo ra gió sẽ làm vỡ các mạch máu và gây xuất huyết dưới da, không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ mang thai có thể dùng miếng dán Salonpas để tác động lên những chỗ đau nhức. Việc này không gây ảnh hưởng gì đến em bé.

Có nhiều tác động tiêu cực và hậu quả xấu do cạo gió gây nên (Nguồn ảnh: unsplash)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Đến bệnh viện

Trong trường hợp mẹ bị cảm, đau đầu mệt mỏi... mẹ hãy đến bệnh viện để có bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị. Những người có chuyên môn y khoa như bác sĩ sẽ giúp mẹ thoát khỏi tình trạng bệnh một cách nhanh chóng và an toàn nhất.

Những lưu ý khi cạo gió

  • Cần vào phóng kín khi cạo gió, tránh gió lùa.
  • Tuyệt đối không dùng các vật cứng, sắc cạnh để cạo gió. Vì dễ gây tổn thương da, có nguy cơ nhiễm trùng và nhiễm một số bệnh lây lan qua đường máu.
  • Chủ yếu cạo hai bên đường dọc cột sống lưng. Không nhất thiết phải cạo đến đỏ bầm.
  • Không cạo ở vùng cơ cổ.
  • Sau khi cạo gió xong cần giữ ấm cơ thể. Có thể ăn thêm một bát cháo hành giải cảm.
  • Trong trường hợp suy nhược vì một bệnh lý nào đó như đau đầu chóng mặt vì cao huyết áp, viêm xoang… thì nên đến cơ sở y tế  khám để được bác sĩ thăm khám.

Tổng kết

Lỡ cạo gió khi mang thai có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai và sinh non. Trong quá trình mang thai, mẹ tuyệt đối không được cạo gió. Cần đến bệnh viện để chuẩn đoán tình trạng bệnh và phương pháp điều trị. Bên cạnh việc cạo gió, bà bầu tuyệt đối không được bấm huyệt, châm cứu hoặc sử dụng các biện pháp tác động lên huyệt đạo.

Nguồn tham khảo: Nguy cơ mất con nếu thai phụ cạo gió - Gia đình và xã hội.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

haunguyen