Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi cha mẹ cần nắm vững

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi sẽ liệt kê cho cha mẹ tất cả các loại vắc xin cơ bản của trẻ trong độ tuổi này và các mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Vì sao trẻ cần tiêm chủng trong những năm đầu đời?

Từ 0-10 tuổi là giai đoạn mà hệ thống miễn dịch của trẻ đang trong quá trình hoàn chỉnh. Sức đề kháng của trẻ lúc này vẫn còn nhạy cảm với nhiều bệnh nguy hiểm.

Trước khi vắc xin được phát minh ra, trên thế giới có không biết bao nhiêu trẻ em bị tử vong mỗi năm do các bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, bại liệt, lao, bạch hầu, uốn ván, ho gà, lao, viêm não…

Việc phát minh ra vắc xin ra đời vào năm 1796 có thể coi là một thành tựu Y học vĩ đại của nhân loại. Nhờ có vắc - xin và tiêm chủng mà con người có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm của nhân loại.

Ngay cả khi trẻ đã tiêm vắc xin mà vẫn bị mắc bệnh thì nguy cơ rủi ro do bệnh gây ra cũng nhẹ hơn rất nhiều và ít hoặc sẽ không gây ra các biến chứng nguy hiểm .

Ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi sẽ giúp trẻ phòng tránh được các căn bệnh nguy hiểm

Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi 

Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ lúc mới sinh đến 10 tuổi nhằm phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và được dựa theo chỉ định của các loại vắc xin được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Nếu vì lý do nào đó mà không tiêm được đúng lịch hẹn đối với vắc xin có nhiều mũi tiêm thì nên tiêm càng sớm càng tốt. Các vắc xin hầu hết đều có khoảng cách tối thiểu mà không có khoảng cách tối đa do đó việc lỡ tiêm sau lịch hẹn vẫn tiêm tiếp theo lịch mà không phải tiêm lại từ đầu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một số vắc xin có giới hạn độ tuổi tiêm do đó nếu quá tuổi sẽ không tiêm được nữa.

Bảng lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi

STT Tuổi của trẻ Vắc xin sử dụng
1 Sơ sinh Tiêm vắc xin Viêm gan B mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh
Mũi tiêm vắc xin BCG Phòng bệnh lao
2 02 tháng Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 1 (vắc xin 5 trong 1)
Uống vắc xin bại liệt lần 1
3 03 tháng Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 2
Uống vắc xin bại liệt lần 2
4 04 tháng Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 3
Uống vắc xin bại liệt lần 3
5 09 tháng Tiêm vắc xin sởi mũi 1
6 18 tháng Mũi tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván mũi 4
Tiêm vắc xin sởi – rubella (MR)
7 Từ 12 tháng tuổi Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 1
Mũi tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 2 (hai tuần sau mũi 1)
Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 3 (một năm sau mũi 2)
8 Từ 2 đến 5 tuổi Uống vắc xin Tả 2 lần (vùng nguy cơ cao)
Vắc xin Tả loại uống lần 2 sau lần một 2 tuần
9 Từ 3 đến 10 tuổi Tiêm vắc xin Thương hàn: 1 mũi duy nhất (vùng nguy cơ cao)

Ngoài những vắc xin cơ bản trên thì trẻ còn được tiêm các mũi nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, bao gồm:

- Vắc xin phòng thủy đậu

- Mũi vắc xin phòng 3 bệnh: sởi – quai bị – rubella

- Vắc xin phòng viêm gan A, A+B

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Mũi vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu tuýp A+C, tuýp B+C

- Vắc xin phòng viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa

- Mũi vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus

- Vắc xin phòng cúm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Mũi vắc xin phòng dại

- Vắc xin phòng thương hàn

- Mũi vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (cho bé gái từ 9 tuổi trở lên)

Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm chủng 

Đảm bảo cho trẻ được tiêm chủng đủ và đúng theo lứa tuổi là nhiệm vụ quan trọng của các bậc làm cha làm mẹ. Để việc tiêm chủng đạt hiệu quả cao và tránh xảy ra những biến chứng đáng tiếc thì cha mẹ cần ghi nhớ các nguyên tắc khi cho con đi tiêm chủng như sau:

- Trẻ cần được khám sàng lọc trước khi tiêm chủng. Cha mẹ cần thông báo về tình hình sức khỏe của trẻ trước khi tiêm cho bác sĩ phụ trách.

- Luôn luôn giữ sổ và phiếu tiêm chủng để có thể theo dõi lịch tiêm chủng của trẻ một cách tốt nhất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Sau khi trẻ đã tiêm xong thì cần theo dõi phản ứng với thuốc của trẻ tại nơi tiêm chủng ít nhất từ 30 phút trở lên và 24 giờ sau khi tiêm tại nhà.

- Khi thấy trẻ có phản ứng sốt, quấy khóc, sưng tấy, ... kéo dài hoặc bất kì dấu hiệu bất thường nào thì cần đưa con đi khám ngay lập tức.

Tiêm chủng là phương pháp y tế hiện đại nhằm bảo vệ trẻ khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm

Khi nào thì không nên cho trẻ đi tiêm phòng? 

Giống như các thủ thuật y tế khác, chích ngừa cũng có nhiều rủi ro vì mỗi trẻ có các tình trạng sức khỏe khác nhau và mỗi loại vacxin sẽ tương tác với các tình trạng này.

Nếu trẻ đang có các biểu hiện sức khỏe không tốt thì tốt nhất cha mẹ nên tạm thời dừng đưa con đi tiêm, đặc biệt là với trẻ:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Có tiền sử sốc hoặc phản ứng, dị ứng nặng sau khi tiêm liều vắc xin trước đó, kể cả vắc xin có chứa thành phần: Sốt cao trên 39 độ, sốt co giật hoặc dấu hiệu viêm não, viêm màng não, tím tái, khó thở.

- Đang trong tình trạng suy chức năng các cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy gan, suy thận…
Không tiêm vắc xin sống với trẻ bị suy giảm miễn dịch như bệnh suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh, suy giảm miễn dịch nặng.

- Không tiêm vắc xin phòng bệnh lao cho trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm HIV mà không được điều trị dự phòng lây truyền.

- Các trường hợp chống chỉ định khác theo chỉ dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin cụ thể.

Cha mẹ cần cân nhắc và lấy ý kiến đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ từ bác sĩ trước khi quyết định đưa con đi tiêm chủng để phòng tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Bài viết của

Minh Hương