Lịch mọc răng của trẻ và lưu ý chăm sóc bé trong giai đoạn này

Mọc răng là một bước ngoặt lớn trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Hơn thế, việc mọc những chiếc răng đầu tiên cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm sinh lí của trẻ. Do vậy, ngoài việc ngắm nhìn nụ cười con yêu với những chiếc răng bé xinh, các bậc cha mẹ cần chú ý tới lịch mọc răng và cách chăm sóc răng miệng cho trẻ sao cho đúng cách.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mọc răng là một bước ngoặt lớn trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Cha mẹ hãy tham khảo lịch mọc răng của trẻ để có kế hoạch chăm sóc bé tốt nhất nhé

Dấu hiệu mọc răng của trẻ

Lịch mọc răng của trẻ sơ sinh kéo dài khoảng 2 năm, từ khi bé 6 tháng tuổi đến 2 tuổi rưỡi để hoàn thiện với đầy đủ các răng trên khuôn miệng. Có những trường hợp bé mọc răng rất sớm hoặc mọc răng muộn, bạn không cần lo lắng nhiều vì có thể do nguyên nhân di truyền hoặc cấu trúc răng khiến bé mọc răng chậm, thời gian chênh lệch thường không đến 1 năm. Mẹ có thể theo dõi lịch mọc răng sữa của bé khi có những dấu hiệu mọc răng dưới đây:

  • Trẻ quấy khóc, mệt mỏi, khó chịu, dễ bị kích động.
  • Chảy nhiều nước dãi, nướu sinh đỏ, có thể lở loét.
  • Thường xuyên cắn, gặm đồ vật, nghiến nướu, gặm ngón tay.
  • Rối loạn tiêu hóa nhẹ, hay còn gọi là hiện tượng “đi tướt mọc răng”.
  • Sốt nhẹ. Thông thường, các trường hợp sốt mọc răng sẽ không quá 38 độ C.
  • Trẻ ăn uống kém, sụt cân.

(Thứ tự mọc răng của trẻ)

Những dấu hiệu mọc răng ở trẻ thường xuất hiện khoảng 3 đến 5 ngày trước khi chiếc răng nhú mọc và tự hết sau 3 – 7 ngày.

Lịch mọc răng của trẻ

Từ 6 – 9 tháng: Bốn răng cửa giữa

Chiếc răng đầu tiên của trẻ sẽ xuất hiện vào khoảng tháng thứ 6 ở vị trí răng cửa hàm dưới. Thông thường, chiếc răng đầu tiên sẽ gây đau đớn cho bé nhiều nhất. Trẻ có thể cáu gắt, khó chịu, bỏ bú và sốt nhẹ.

Sau khi hai răng cửa hàm dưới xuất hiện, hai răng cửa hàm trên sẽ tiếp tục mọc khi bé bước sang tháng thứ 8.

Từ 7 – 10 tháng: Hai răng cửa trên

Khi bé được 7 tháng đến 10 tháng, 2 chiếc răng cửa phía trên tiếp tục nhú mọc, hai răng cửa hàm dưới thường xuất hiện muộn hơn, mọc khi bé bước vào tháng tuổi thứ 16.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Từ 12 – 14 tháng: 4 răng hàm sữa

Sau khi răng cửa mọc đầy đủ, răng hàm sẽ bắt đầu xuất hiện. Đầu tiên là 2 chiếc răng hàm bên trong ở hàm trên, đây là 2 chiếc răng hàm nằm ở vị trí giữa hàm, cách một đoạn so với răng cửa.

Tiếp theo là sự xuất hiện của hai chiếc răng hàm dưới đối diện với hai chiếc răng hàm trên. Lúc này, mẹ cần chú trọng việc chăm sóc răng miệng của trẻ để bổ sung flo và phòng ngừa các bệnh răng miệng.

Từ 16 – 18 tháng: 4 răng nanh sữa

Chiếc răng nanh sữa hàm trên nhú mọc khi trẻ được 16 – 18 tháng, lấp đầy chỗ trống giữa vị trí răng cửa và răng hàm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hai răng nanh hàm dưới xuất hiện sau khi hai chiếc răng nanh sữa hàm trên mọc đầy đủ. Trong một vài trường hợp, trẻ phải đến 22 tháng mới nhú mọc đầy đủ bốn chiếc răng nanh sữa này.

Từ 20 – 30 tháng: Bốn răng hàm sữa cuối cùng

Hai chiếc răng hàm cuối cùng sẽ lấp đầy hàm dưới vào tháng thứ 20. Khi hai răng hàm cuối cùng của hàm dưới mọc thì liên tiếp đó sẽ là sự xuất hiện của hai răng hàm cuối cùng của hàm trên.

Lịch mọc răng của trẻ sơ sinh hoàn thiện khi trẻ bước vào tháng tuổi thứ 30.

Chăm sóc răng miệng cho trẻ

Chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho trẻ là điều cần thiết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi trẻ mọc răng có nhiều biểu hiện, vì thế các bậc phụ huynh cần chú ý để không nhầm những biểu hiện của trẻ mọc răng thành các biểu hiện của bệnh khác. Để chăm sóc tốt nhất cho răng miệng của trẻ, bậc phụ huynh cần chú ý những điều sau:

  • Nếu trong thời gian mọc răng sữa, trẻ sốt tới 38,50C trở lên và đau nhiều, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được để trẻ sốt quá cao.
  • Lau sạch nước miếng hay chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm
  • Làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng, mát – xa nướu và nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc ăn dặm xong.
  • Cho trẻ ăn các thức ăn mềm để trẻ ăn uống dễ dàng, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.
  • Đối với trẻ đã mọc nhiều răng, phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ đánh răng hằng ngày. Lưu ý chỉ dùng một lượng nhỏ kem đánh răng có chứa flour, hướng dẫn trẻ sau khi đánh răng súc miệng nhổ hết kem đánh răng.

Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ nên bắt đầu ngay từ khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên và cha mẹ nên cho trẻ đánh răng khi đủ 2 tuổi.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

MeKrobis