Lang ben ở trẻ sơ sinh có chữa khỏi được không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh không khó chữa nhưng đòi hỏi bố mẹ phải kiên nhẫn và thực hiện đúng các quy tắc trong việc chăm sóc vệ sinh thân thể cho bé và kết hợp dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Lang ben ở trẻ sơ sinh có khó chữa không?

Bệnh lang ben là một bệnh ngoài da do vi nấm pityrosporum ovale gây ra. Khi tình trạng nấm tăng quá mức sẽ làm rối loạn sắc tố da trẻ với những mảng màu khác nhau, gây mất thẩm mỹ ở trẻ.

Với trẻ sơ sinh, bệnh lang ben hoàn toàn có thể xuất hiện do ở giai đoạn này trẻ còn nhỏ nên sức đề kháng yếu. Nếu chế độ sinh hoạt, vệ sinh cho trẻ không đúng cách sẽ khiến trẻ dễ bị bệnh hơn.

Theo các bác sĩ nhi khoa, nếu được điều trị đúng cách, bé sẽ có thể hết sạch và khỏi hẳn lang ben chỉ trong một thời gian ngắn.

Làm thế nào để biết trẻ sơ sinh bị lang ben?

Việc phát hiện ra bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể nhận biết bằng mắt thường. Sau khi xâm nhập vào các tế bào da, vi nấm bắt đầu sinh sôi mạnh mẽ, từ đó tạo ra nhiều đốm trắng trên da của trẻ.

Cùng với đó, bố mẹ sẽ thấy trẻ có thêm các biểu hiện như sau:

  • Trên da trẻ xuất hiện nhiều đốm da có màu sắc không đồng đều so với những vùng da còn lại. Nếu trẻ có làn da sáng màu thì đốm lang ben tối màu. Ngược lại, nếu trẻ có làn da tối màu thì đốm lang ben sáng màu.
  • Ban đầu, các đốm da khá nhỏ. Theo thời gian, chúng lan rộng khắp các vùng da lân cận, tạo thành một mảng da lớn mang màu sắc khác biệt.
  • Hình dáng và kích thước của các đốm da bị bệnh khá đa dạng. Điểm chung của chúng là đường viền bao quanh rất nổi bật.
  • Trên vùng da bị đổi màu xuất hiện những cơn ngứa ngáy khó chịu, đặc biệt là vào ban đêm. Tùy vào trường hợp cụ thể, trẻ có thể bị ngứa âm ỉ hoặc dữ dội.
  • Vùng da bị tổn thương có dấu hiệu bong tróc tự nhiên mà không có tác động từ bên ngoài.
  • Đối với trẻ sơ sinh, bệnh thường phát triển mạnh ở những vùng da đổ nhiều mồ hôi như nách, ngực, bẹn, cổ, lưng… hiếm khi xuất hiện ở đùi hoặc cẳng chân.
  • Nếu trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thì các triệu chứng sẽ càng nghiêm trọng hơn. Một số trẻ sẽ bị sốt nhẹ do nấm và vi khuẩn xâm nhập qua da.

Cách điều trị lang ben ở trẻ sơ sinh

Chữa bệnh lang ben cho trẻ sơ sinh hiệu quả cần sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống đặc trị nấm malassezia. Tuy nhiên việc sử dụng loại uống hay bôi cho trẻ, cần được sự tư vấn từ bác sĩ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các loại thuốc bôi dành cho bé

Nếu trẻ bị lang ben, bác sĩ thường chỉ định cho sử dụng các loại thuốc dạng dung dịch hoặc thuốc bôi đặc trị nấm pityrosporum ovale như: Fluconazole, ketoconazol, Terbinafine, Ciclopirox…

Cần chú ý thoa thuốc hàng ngày, mỗi ngày một lần lên vùng da bị nhiễm bệnh.

Thông thường, sau khoảng 1 tuần thoa thuốc, làn da của bé sẽ trở lại bình thường. Nhưng để hạn chế nguy cơ tái phát, cần bôi thuốc cho con trong vòng 3 tuần để tiêu diệt hết nấm men. Trong quá trình điều trị, nên để cho vùng da bị bệnh thông thoáng để làm giảm sự phát tán của bệnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu da của con bị tổn thương nặng, vùng da mất sắc tố bị lan trên diện rộng thì có thể cần đến thuốc chống nấm dạng uống. Các loại thuốc này có thể là Ketoconazol, Griseofulvin…

Cách chăm sóc vệ sinh thân thể cho bé

Cùng với việc dùng thuốc, bố mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh cho bé như sau:

  • Giữ cho cơ thể trẻ luôn sạch sẽ, khô thoáng bằng cách tắm gội và thay đồ mỗi ngày.
  • Lựa chọn quần áo, tã, khăn cho trẻ bằng chất liệu co giãn, dễ thấm hút mồ hôi.
  • Sau khi tắm cho trẻ, hãy lâu người thật khô rồi mới mặc quần áo cho trẻ.
  • Đồ dùng cá nhân, quần áo của trẻ cần được tiệt trùng bằng nhiệt độ cao hoặc phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
  • Không giặt quần áo trẻ chung với đồ của các thành viên khác trong gia đình.

Bệnh lang beng không tuy không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của bé nhưng nếu bố mẹ không biết điều trị đúng cách có thể gây tổn thương và viêm nhiễm vùng da ngoài của bé.

Hi vọng những thông tin hữu ích ở trên sẽ giúp em bé của bạn mau khỏi bệnh!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương