Làm thế nào để rèn kỷ luật cho trẻ mới biết đi và các trẻ em ở các độ tuổi khác nhau

Là một người mẹ, biết làm thế nào để rèn kỷ luật cho trẻ mới biết đi và các trẻ em ở các độ tuổi khác nhau là một nhiệm vụ rất quan trọng. Rèn luyện kỷ luật phải phù hợp với từng độ tuổi, chứ không thể gộm chung cho mọi lứa tuổi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Rèn luyện kỷ luật với từng độ tuổi của trẻ 

Là một phụ huynh, một trong những điều quan trọng là làm thế nào để biết cách kỷ luật trẻ mới biết đi và trẻ em ở các độ tuổi khác nhau.

Có nhiều cách có hiệu quả và phù hợp lứa tuổi để xử lý các hành vi sai trái của trẻ trong một cách mà trẻ sẽ suy nghĩ hai lần trước khi lặp lại các hành vi sai trái. Vấn đề là mỗi lần trẻ làm sai, cách chúng ta xử lý kỷ luật nhất quán, xuyên suốt sẽ giúp trẻ nhận ra và tuân thủ.

Trẻ mới biết đi

Rèn luyện kỷ luật với từng độ tuổi

Trước khi chúng tôi đi đến lĩnh vực “làm thế nào để kỷ luật trẻ mới biết đi”, điều quan trọng cần lưu ý rằng một em bé ở độ tuổi dưới 10-12 tháng kỷ luật có thể xử lý là bằng việc lặp đi lặp lại “không” và tát trên bàn tay của trẻ cho các hành động nguy hiểm. Điều này dạy cho trẻ về sự cần thiết của việc không chạm vào vật có thể vỡ/ bể, mọi thứ có thể gây cháy hoặc gây tổn hại cho trẻ theo những cách khác và không đưa mọi thứ vào miệng của trẻ mà có thể gây bị nghẹt thở cho trẻ hoặc bị độc hại.

Một khi trẻ đạt tới giai đoạn trẻ mới biết đi, tuy nhiên, bạn sẽ cần phải được chuẩn bị để kỷ luật con em của mình. Bạn cần nhớ là sự thách thức của trẻ thường là kết quả của một vấn đề khác. Trẻ có thể sợ hãi, bị bệnh hoặc đơn giản là không hiểu những gì được mong đợi từ mình. Trẻ cũng có thể cảm thấy choáng ngợp bởi môi trường xung quanh. Và sau đó chỉ đơn giản là thử nghiệm giới hạn của trẻ, vì đó là những gì trẻ cảm thấy cần phải làm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đối với bất cứ lý do gì, bước đầu tiên hướng tới kỷ luật cần phải chuyển hướng. Hãy làm chuyển hướng của trẻ tập đi bằng cách thu hút sự chú ý của trẻ đến một cái gì đó khác. Điều này đòi hỏi làm nhiều lần, làm đi làm lại, và đòi hỏi thời gian, nếu bé vẫn chưa nắm được nguyên tắc này sau một thời gian dài hãy thử các cách sau:

    • Hãy bế bé ra khỏi hiện trường đó.
    • Nhẹ nhàng, nhưng kiên quyết giữ trẻ trong lòng bạn; nói chuyện với trẻ một cách bình tĩnh, trấn an nhưng kiên quyết, nói rõ những gì được mong đợi từ trẻ
    • Phạt “time-out” một phút theo độ tuổi của bé.
    • Lấy đi các vật (đồ chơi, sách, vv) mà gây ra vấn đề

Trẻ mầm non/ mẫu giáo

Rèn luyện kỷ luật với từng độ tuổi

Một khi trẻ đạt đến độ tuổi mầm non, mẫu giáo, trẻ có ý thức hơn về quyền và nghĩa vụ, nhận biết về nguyên nhân và kết quả. Khi bé làm sai, bé biết bé có thể phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Một lần nữa, kỷ luật nên theo độ tuổi thích hợp và phù hợp theo từng tình huống chứ không phải rập khuôn và cứng nhắc.

Vô cùng quan trọng để nhớ rằng trẻ em ở độ tuổi này đang mong muốn sao chép những hành động của bạn và sẽ thường làm những việc như bố mẹ (như trang điểm, tò mò các hộp đồ nghề công cụ sữa chữa của bố, nấu ăn, lau sàn, v.v.) để được giúp đỡ bố mẹ mình theo cách trẻ nghĩ. Vào những lúc như thế này, tốt hơn là không xử lý kỷ luật hoặc xử phạt cho những hành vi mô phỏng này. Trẻ thật sự không nhìn thấy bất kỳ việc làm sai trái trong hành động của trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các hành vi mà cần phải xử lý kỷ luật ở độ tuổi mầm non bao gồm:

  • Đánh
  • Bắt nạt
  • Nói dối, gian lận
  • Xô đẩy
  • Không tuân thù nguyên tắc hay nghe lời

Kỷ luật thích hợp cho việc làm sai trái bao gồm:

  • Trò chuyện với con về việc làm sai trái của con; tại sao lại sai, những gì trẻ cần phải làm
  • Phạt time-out
  • Đem con ra khỏi tình trạng này
  • Bị tịch thu lại một món đồ chơi yêu thích, thời gian truyền hình hoặc đặc quyền khác cho hành vi sai trái của trẻ

Trẻ em ở độ tuổi tiểu học

Rèn luyện kỷ luật với từng độ tuổi

Trẻ em ở độ tuổi tiểu học, trẻ đang bắt đầu nghĩ cho bản thân nhiều hơn và nhiều hơn nữa. Và với suy nghĩ này trẻ luôn trong trạng thái đấu tranh cho một cuộc chiến giành độc lập.

Điều quan trọng là cho phép trẻ một số tiền nhất định, nhưng cùng một lúc, bạn cần dạy tính độc lập trong ranh giới và tôn trọng những ranh giới và chủ quyền. Điều này được thực hiện bằng cách cho phép trẻ vươn cánh một chút qua qua đêm với bạn bè, cho trẻ tiền khi trẻ phụ giúp các công việc và cho phép trẻ tiêu một phần trên phần tiền của mình có được theo lựa chọn của trẻ, quyết định mặc như thế nào, mặc quần áo gì, cũng như các hoạt động trẻ muốn tham gia và theo đuổi sợ thích của mình, hãy trao quyền để trẻ quyết định.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi con bạn hành xử ngoài phạm vi, các biện pháp kỷ luật thích hợp bao gồm:

  • Mất một số đặc quyền như sẽ không được xem ti vi trong bao lâu, không đi ăn pizza vào cuối tuần …
  • Một hành động tốt đối với các hành động chưa tốt.
  • Làm các công việc bổ sung
  • Bằng lời nói thể hiện sự sai phạm của mình làm xin tha thứ

Trẻ lớn hơn

Khi con cái trưởng thành, nhu cầu và khát vọng độc lập của trẻ tăng cao, nhu cầu bày tỏ những suy nghĩ riêng, cảm xúc của mình luôn rõ rệt và nhận định bản thân mình là quá trình quan trọng. Nhưng giai đoạn của sự khẳng định và  khám phá này, giống như các giai đoạn khác của cuộc sống của trẻ, cần phải được xử lý với rất nhiều sự kiên quyết, nhất quán với đầy tình yêu, sự nhẹ nhàng và sự chăm sóc, quan tâm đến trẻ.

Điều quan trọng là bạn cho phép trẻ phát triển niềm đam mê và sở thích riêng của trẻ, cho trẻ được phép phát triển và trưởng thành với tốc độ riêng của mình miễn là nó nằm trong ranh giới hay/ và mong đợi của bạn.

Nếu cần kỷ luật, hình thức chấp nhận được nhất của kỷ luật ở độ tuổi này bao gồm:

  • Mất một số đặc quyền
  • Mất phụ cấp
  • Lau dọn nhà tắm
  • Một hành động tốt đối với một hành động chưa tốt,
  • Mất vật phẩm rất gần gũi với trẻ; IPOD, máy tính, vv

Hãy nhớ mục đích của kỷ luật?

Kỷ luật có nghĩa là để dạy các hành vi thích hợp và phổ cập cho các hành động đều có hậu quả của nó. Kỷ luật không có nghĩa là để làm bẽ mặt, làm đau, làm xấu hổ…  hay kỷ luật cũng không phải là sự trả giá cho các hành động/ hành vi đã làm. Và khi đã kỷ luật thì phải kiên quyết, nhất quán với tình yêu, nhẹ nhàng, quan tâm, chăm sóc cảm xúc của con và với ý định dạy con mình cuộc sống là nên sống như thế nào hơn là sử dụng sự kiểm soát nó.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

 Nguồn:  theAsianParent

Xem thêm bài liên quan:

8 cách dạy trẻ kỹ năng tự kỷ luật hay kỷ luật tự giác

7 chiến lược kỷ luật tốt nhất cho trẻ 4 tuổi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

MeKrobis