Mẹ làm đẹp khi mang thai có tốt cho thai nhi là thắc mắc được nhiều chị em hỏi. Bài viết tập hợp những thắc mắc của nhiều mẹ bầu về chăm sóc sắc đẹp trong chín tháng mười ngày mang thai.
Phụ nữ mang thai có được trang điểm?
Về cơ bản, trang điểm làm đẹp khi mang thai không gây nguy hiểm mà còn giúp chị em tự tin hơn khi cơ thể thay đổi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải cực kỳ chú ý và cẩn thận khi chọn mua mỹ phẩm. Tốt nhất, mẹ nên chọn các những sản phẩm organic, được chứng nhận của thế giới. Hoặc các mẹ bầu nên hỏi nhãn hàng nếu dòng sản phẩm thân thiện với mạ đang mang thai hay/và cho con bú. Khi mua các sản phẩm trang điểm, bạn nên tìm kiếm các sản phẩm có các thông tin như không chứa BPA, không mùi thơm, không paraben, không phthalate…
Nếu mua nhầm hàng giả thì khả năng hại cả mẹ và con rất cao. Mẹ có thể bị các thành phần giả gây dị ứng, biến chứng hay thậm chí là ung thư da vì các chất độc hại. Thai nhi có thể bị ảnh hưởng trí thông minh, tăng nguy cơ sinh non hay dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Tiêm botox hay filler khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Chất làm đầy (filler) được tiêm vào da để tạo khối mô dày dưới nếp nhăn vùng cần nâng độn, tạo hình cằm, đường cong mà không cần phẫu thuật. Hiện nay, phương pháp tiêm má baby bằng filler khá phổ biến trong làm đẹp với chị em. Phụ nữ có thai đều chống chỉ định đối với phẫu thuật thẩm mỹ, bất kể thẩm mỹ nội khoa hay ngoại khoa. Và filler thuộc thẩm mỹ nội khoa. Do đó, mẹ tuyệt đối không được tiêm filler trong quá trình mang thai.
Tương tự, việc tiêm botox cũng được khuyến cáo là không nên trong thời kỳ mang thai, cho con bú, vì một vài hoạt chất sẽ gây dị ứng cho mẹ như đỏ da, nổi mẩn. Thậm chí nếu BS tay nghề kém, khi chích sẽ gây ra hiện tượng tắc mạch máu, dẫn tới nhiễm trùng, hoại tử. Khi ấy mẹ phải điều trị bằng thuốc, không có lợi cho con.
Phương pháp làm đẹp bằng laser thì như thế nào?
BS Trần Ngọc Sĩ cho biết, chiếu laser trong các trường hợp làm đẹp không gây ảnh hưởng đến phụ nữ đang mang thai hay cho con bú. Nhưng do chưa có một nghiên cứu rõ ràng nào về ảnh hưởng này trên phụ nữ mang thai, nên giới chuyên môn vẫn khuyến cáo bà bầu hoặc mẹ cho con bú không nên thực hiện.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai không nên đi điều trị nám bằng laser, bởi đối với trường hợp nám do thay đổi nội tiết lúc mang thai, các vết nâu trên da sẽ tự nhiên hết sau khi sinh. Ngoài ra, bà mẹ đang cho con bú cũng lưu ý, việc chiếu laser mạnh như CO2 hay laser xâm lấn… có thể gây sưng tấy, mẹ phải dùng thuốc điều trị nên ít nhiều ảnh hưởng đến con.
Mẹ bầu có nên xăm mình khi mang thai?
Nhiều chị em cá tính muốn xăm mình để lưu lại mốc thời gian thai kỳ đáng nhớ. Tuy nhiên, các bác sĩ và chuyên gia đều khuyến cáo không nên xăm mình trong thai kỳ vì loại kim được sử dụng để xăm thường rất sắc và có thể khiến mẹ bầu bị sốc, thậm chí là ngất xỉu hoặc căng thẳng nghiêm trọng dẫn đến chuyển dạ sớm.
Mực dùng để xăm cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
Nếu chọn xăm/vẽ henna thì khi có sao không?
Tuy xăm henna là một kiểu xăm hình tạm thời và không dùng đến kim. Mà hình xăm được tạo ra bằng bút vẽ và mực henna chuyên dụng thì mẹ bầu cũng không nên thử vì làn da của mẹ đang rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương.
Ngoài ra, một vài nơi với chi phí rẻ sẽ sử dụng loại mực rẻ tiền, các thành phần có thể gây nguy hiểm cho em bé trong bụng mẹ.
Còn xăm lông mày hay xăm môi để tươi tắn hơn để làm đẹp khi mang thai thì có được không?
Đây có thể nói là vấn đề cũng được nhiều thai phụ quan tâm tại các cơ sở thẩm mỹ viện uy tín. Do trước khi bắt đầu thủ thuật xăm màu lên lông mày và môi, bệnh nhân sẽ được ủ thuốc mê. Và loại thuốc mê này ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Đồng thời, mẹ bầu khi làm đẹp bằng phương pháp này cũng dễ bị nhiễm trùng da hay đau, nhất là thời điểm mọi thứ trên cơ thể đều khá nhạy cảm.
Do đó, câu trả lời là là mẹ bầu không nên xăm môi hay xăm lông mày khi mang thai.
Xem thêm:
- Mẹ bầu ăn lựu có tốt không? Khám phá những tác dụng tuyệt vời của lựu
- Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu có phải là dấu hiệu nguy hiểm?
- Làm đẹp – Mẹo vặt làm đẹp cho phái nữ nhanh gọn lẹ