Bạn có kỳ vọng quá nhiều ở con từ khi con chỉ mới chập chững biết đi?

Một đứa trẻ 3 tuổi có thể đang chơi yên lành, bổng dưng lăn đùng ra khóc, gáo thét, lăn lộn cho các kiểu ăn vạ. Hay chỉ đơn giản đang ăn, phát hiện ra một hạt đậu bé không thích ở trong chén, bé có thể hét toáng, và khóc la giận dỗi. Đó chính là giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 lên 3 - chắc phụ huynh đã nghe nói đến.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kỳ vọng quá nhiều ở con làm cha mẹ dể kết tội và phán xét con, đưa đến những cách ứng xử không hợp lý, và gây khó khăn trong việc nuôi dạy con!

Một cuộc điều tra quốc gia cho thấy hầu hết phụ huynh đều tin rằng trẻ mới biết đi có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình cao hơn là phát triển các khả năng khác ở độ tuổi của chúng! Đó là một Kỳ vọng quá nhiều ở con trong độ tuổi này!

Nghiên cứu

Nhóm tài nguyên thời thơ ấu ZERO TO THREE gần đây đã tiến hành một cuộc khảo sát với Phụ Huynh  và nhận thấy hầu hết các bậc cha mẹ đánh giá quá cao khả năng tự kiểm soát của trẻ, điều mà họ gọi là “khoảng cách mong đợi”.

Cha mẹ tự nghĩ con sẽ tự nhận ra các mong đợi của cha mẹ, tự kiểm soát cảm xúc của mình, và đáng lẽ phải làm tốt hơn nữa. Chính những tiêu chuẩn này, khi trẻ rơi vào khủng hoảng không kiểm soát được, trẻ sẽ được kết tội là hư, là nghịch, là hỗn láo…

Kỳ vọng quá nhiều ở con – cho là con sẽ biết tự vượt qua

Matthew Melmed, giám đốc điều hành ZERO TO THREE, giải thích về ý nghĩa của những phát hiện của cuộc khảo sát, nói rằng, “Có những mong đợi thực tế về khả năng của một đứa trẻ là rất quan trọng để hỗ trợ sự phát triển lành mạnh và giảm thiểu căng thẳng cho cả bố và mẹ”.

Ông nói thêm, “Ví dụ, nếu cha mẹ nghĩ rằng một đứa trẻ có khả năng tự chủ, điều đó có thể dẫn đến thất vọng cho cha mẹ và có thể là những phản ứng trừng phạt chứ không phải là những phản ứng hỗ trợ.”

Um, và phụ huynh kết luận con có tội!!!

Các kết quả khác của cuộc khảo sát cho thấy

  • 56 phần trăm phụ huynh tin rằng trẻ em có thể kiểm soát cảm xúc và hành vi để chống lại mong muốn làm điều gì đó bị cấm trước khi 3 tuổi.
  • 36% tin rằng trẻ em dưới 2 tuổi có thể tự kiểm soát được.
  • 43% phụ huynh nghĩ rằng trẻ em có thể chia sẻ và luân phiên với những đứa trẻ khác trước khi lên 2 tuổi.
  • 24 phần trăm phụ huynh tin rằng trẻ em có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình, giống như phản ứng giận dữ, ăn vạ… lúc 1 tuổi hoặc nhỏ hơn.
  • 42% tin rằng trẻ em có mọi khả năng từ khi lên 2.

Đây là sự thật

• Tự kiểm soát thực sự phát triển từ 3½ đến 4 tuổi, và phải mất nhiều năm để được sử dụng một cách nhất quán.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kỳ vọng quá nhiều ở con

• Chia sẻ kỹ năng phát triển từ 3 đến 4 năm.

• Sự kiểm soát cảm xúc cũng sẽ không phát triển cho đến giữa 3½ và 4 năm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo đánh giá, Melmed đưa ra lời khuyên này cho các bậc cha mẹ: “Những năm đầu đời để đối phó với khủng hoàng của bé, chúng ta không nên sử dụng trừng phạt là biện pháp duy nhất. Khi cha mẹ hiểu và có kỳ vọng thực tế về khả năng của con mình, họ có thể hướng dẫn hành vi một cách rất nhạy cảm và hiệu quả”.

Đồng hành cùng con hơn là trừng phạt con

Nhưng cuộc khảo sát cũng cho thấy nhiều bậc cha mẹ phải vật lộn với sự kiên nhẫn khi con trẻ mất kiểm soát, và cũng có thể thất bại trong việc kiểm soát cảm xúc của chính mình khi phải đối mặt với một đứa trẻ hoàn toàn không thể kiểm soát được mọi kiểm soát và hành vi của mình.

Các phụ huynh cũng sẽ tham khảo nhiều sách và hướng dẫn, nhưng tôi chắc rằng chẳng cuốn sách nào có hoàn toàn cụ thể các trường hợp của con quý vị để có thể xử lý trực tiếp cả. Nhưng đừng lo lắng; cuối cùng trẻ em của chúng ta sẽ phát triển tự chủ thôi, quan trọng là phụ huynh cùng con phát triển qua giai đoạn này, để dạy bé dần hình thành tính cách và cách kiểm soát cảm xúc của mình thay vì chỉ có trừng phạt thôi. Đừng nên chỉ ngôi và mong đợi con sẽ tự kiểm soát cảm xúc của mình thôi. Nếu thế thì bạn đang kỳ vọng quá nhiều ở con rồi đấy!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

MeKrobis