Kỹ năng cho trẻ mầm non trong thời kỳ dịch bệnh hiện nay cần trang bị và cập nhật thêm những gì? Covid-19 đã khiến toàn nhân loại có sự thay đổi cách chúng ta làm việc và hòa nhập xã hội. Nhưng hệ lụy đối với trẻ mầm non là gì? Nhiều trẻ em đã bị cách ly xã hội tại nhà. Cũng chính vì thế mà nhiều thói quen của con bị gián đoạn. Thay vào đó, con phải thích nghi với nhiều sự thay đổi mới.
Nội dung bài viết:
- Lý thuyết tâm lý về việc trang bị kỹ năng cho trẻ
- Sự khác nhau trong phát triển kỹ năng cho bé
- Học cách chung sống với đại dịch
Nhìn qua lăng kính phân tích lý thuyết tâm lý học
Bố mẹ có thể thấy rõ những ảnh hưởng của Covid-19 đối với trẻ nhỏ trong sự phát triển xã hội bằng cách xem xét ba lý thuyết trong tâm lý học dưới đây.
Xem thêm
Dạy con đúng cách: Đừng quên hướng dẫn các kỹ năng cho trẻ mầm non!
Lý thuyết gắn bó
Điều quan trọng là trẻ nhỏ nên phát triển “sự gắn bó ” với cha mẹ và người chăm sóc. Những liên kết tình cảm này có thể hỗ trợ sự phát triển xã hội của trẻ em.
Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, kỹ năng cho trẻ mầm non phát triển trong thời dịch bệnh Covid 19 chính là sự gắn bó. Theo đó, con của bạn sẽ trở nên độc lập hơn, có nhiều mối quan hệ xã hội thành công hơn, học tập tốt hơn ở trường và ít lo lắng hơn so với những đứa trẻ không có sự gắn bó.
Kỹ năng cho trẻ mầm non: Lý thuyết hệ thống gia đình
Ngoài cha mẹ và người chăm sóc, điều quan trọng là trẻ em phải phát triển sự gắn bó an toàn với tất cả thành viên trong gia đình .
Đối với trẻ nhỏ, nghiên cứu cho thấy những kết nối với các thành viên trong gia đình có thể dẫn đến kỹ năng xã hội được cải thiện. Đồng thời thúc đẩy khả năng phát triển bản sắc riêng của trẻ.
Trẻ nhỏ có thể dành nhiều thời gian hơn với anh chị em, các thành viên khác trong gia đình trong thời gian ở nhà và có thể phát triển mối liên hệ sâu sắc hơn.
Lý thuyết văn hóa xã hội
Lý thuyết văn hóa xã hội coi tương tác xã hội là nền tảng cho trẻ học tập, cho phép chúng tạo ra ý nghĩa từ thế giới xung quanh. Mặc dù việc học hành có thể xảy ra xung đột giữa trẻ em và người lớn. Nhưng có rất nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em đều được hưởng lợi từ việc giao tiếp xã hội với các bạn cùng tuổi. Đây là tiền đề cho việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non.
Trẻ em học cách ứng phó với các tình huống xã hội trong môi trường xã hội như trường lớp, trên sân chơi hoặc trong phạm vi gia đình.
COVID-19 đã hạn chế nhiều tương tác mà trẻ em thường có trong các bối cảnh xã hội và học tập. Nhưng đồng thời, nó cũng tạo cơ hội cho những tương tác có ý nghĩa khác như ở nhà với gia đình.
Cuộc sống hàng ngày với gia đình, hoặc những tương tác xa cách ly xã hội, vẫn mang lại cơ hội lớn cho sự phát triển xã hội.
Xem thêm
9 kỹ năng sống cho trẻ mầm non 3 tuổi nhất định phải dạy con
Dạy thêm cho trẻ vào lớp 1 – Những kỹ năng còn quan trọng hơn học chữ và làm toán
Chúng ta không thể biết chắc chắn đại dịch sẽ gây ra những thiệt hại gì cho sự phát triển xã hội của trẻ em. Nhưng điều quan trọng cần nhớ là phát triển kỹ năng cho trẻ mầm non. Trẻ có thể học hỏi ở bất cứ đâu và dù ở cùng với ai. Hãy cố gắng tập trung vào những lợi ích bạn có được khi dành thời gian cho con ở nhà.
Rèn kỹ năng cho trẻ mầm non không giống nhau
COVID-19 đã mang lại thời gian khó khăn cho nhiều gia đình. Trong đó, áp lực tài chính gia tăng có thể ảnh hưởng xấu đến cuộc sống gia đình.
Các điều tra dân số xác định, suy giảm kinh tế xã hội là một trong những yếu tố tăng nguy cơ “nghèo” với nhiều hộ gia đình. Điều này không có nghĩa là tất cả trẻ em đều gặp khó khăn về kinh tế trong bối cảnh COVID-19 vẫn đang tiếp tục lây lan. sẽ nhất thiết phải đối mặt với những thách thức trong sự phát triển xã hội hiện tại.
Các yếu tố rủi ro khác đối với năng lực xã hội cũng có thể đã tăng cao trong đại dịch. Chúng bao gồm xung đột gia đình, lo lắng hoặc bệnh tật (của trẻ hoặc cha mẹ) và chấn thương, chẳng hạn như tiếp xúc với các sự kiện căng thẳng, đau buồn hoặc mất mát.
Trẻ em vốn đã sống trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương có thể dễ bị tổn thương hơn trong thời gian này.
Học cách trở lại bình thường
Bên cạnh các yếu tố nguy cơ, một loạt các yếu tố bảo vệ khác có thể làm giảm tác động của nghịch cảnh đối với trẻ.
Bố mẹ cần hỗ trợ thêm kỹ năng sống cho trẻ mầm non để giúp chúng điều chỉnh cảm xúc của mình. Nuôi dưỡng các mối quan hệ, thúc đẩy khả năng phục hồi và khuyến khích giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, bố mẹ nên tạo điều kiện cho con tiếp xúc xã hội trong phạm vi tiêu chuẩn xã hội COVID-19 cho phép, chẳng hạn như trò chuyện video.
Khi trẻ em bắt đầu quá trình chuyển đổi trở lại chương trình giáo dục và chăm sóc bình thường thì một số biển hiện“sự đeo bám” là đương nhiên. Có thể phải đối mặt với một đứa trẻ nhăn nhó vào thời điểm đi học.
Nhưng hãy tin tưởng vào khả năng điều chỉnh cảm xúc của con khi bạn rời đi. Bên cạnh đó, là khả năng tìm lại mối quan hệ với cô giáo, thầy giáo, bạn bè, người chăm sóc.
Kết
Rèn luyện kỹ năng cho trẻ là cả 1 quá trình dài, cần rất nhiều thời gian và nỗ lực từ phía gia đình, nhà trường và xã hội. Trong điều kiện bệnh dịch hiện nay, trẻ cũng quen dần với việc cách ly, sinh hoạt tại nhà trong thời gian dài. Đây vừa là thử thách vừa là cơ hội cho cả bố mẹ và bé để thích nghi với điều kiện mới.
Trẻ ở nhà quá lâu mà không có hoạt động tương tác nào với thế giới bên ngoài hoặc bố mẹ không tìm cách hỗ trợ bé rèn luyện kỹ năng cũng như bổ sung kiến thức thì về lâu dài trẻ sẽ bị trì trệ, thụt lùi so với bạn cùng độ tuổi. Ngược lại trẻ ở nhà nhiều nhưng vẫn được tiếp xúc với các trò chơi tương tác, với tri thức thì tư duy và khả năng vận động của con vẫn phát triển và sẽ dần hoàn thiện bất kể trong tình hình dịch bệnh thế nào.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!