TOP 10 kỹ năng cho bé 3 tuổi - Con bạn đã thuần thục hết chưa?

Tự xúc ăn, tự xỏ giày dép, tự đánh răng rửa mặt... là vài trong những việc trẻ nên được học và có thể làm tốt ở tuổi lên ba.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé 3 tuổi đã có thể làm được những gì? Bé sắp bước vào giai đoạn đến trường. Vậy đâu là các kỹ năng cho bé lên ba mà con cần thuần thục?

1. Kỹ năng Xã hội

Trong các kỹ năng cho bé lên ba quan trọng, kỹ năng xã hội được nhắc đến đầu tiên. Con của bạn cần có những đặc điểm này:

  • Con tự bắt đầu và duy trì các trò chơi độc lập (ví dụ, con tự chơi trong hộp cát, hoặc tự chơi trò đóng vai một mình)
  • Thỉnh thoảng con thích có những hoạt động cho riêng mình, như đọc sách, làm đồ thủ công hay mặc đồ
  • Con có thể tự chơi mà không cần bố mẹ ở bên trong vài giờ, ví dụ một buổi chiều chơi ở nhà bạn hoặc ngủ lại nhà bà qua một đêm
  • Bé có xu hướng thích thú được đến trường có các trẻ lớn hơn, học hỏi những điều mới, và/hoặc gặp gỡ bạn bè mới
  • Con thích tham gia các hoạt động nhóm
  • Bé biết thể hiện cảm xúc, bày tỏ các nhu cầu và biết đòi hỏi
  • Bé biết điều chỉnh phản ứng theo các nếp sinh hoạt hàng ngày, như giờ nghỉ ngơi hay giờ ngủ sau bữa trưa
  • Con nhận biết được chuỗi hoạt động trong ngày (ví dụ con biết giờ ngủ sẽ đến ngay sau khi con kết thúc bữa trưa)

2. Các kỹ năng Vận động

  • Cải thiện sự nhuần nhuyễn của con khi thực hiện các kỹ năng vận động thô, về mặt sức mạnh và mức độ cân bằng, thông qua hoạt động nhảy tại chỗ, đứng thăng bằng trên một chân, chạy và đá
  • Phát triển khả năng phối hợp vận động thô, như việc di chuyển xung quanh các chướng ngại vật
  • Tập đi xe ba bánh là kỹ năng cho bé lên ba
  • Chạy lại gần và đá quả bóng đứng yên
  • Cải thiện phối hợp tay-mắt khi bé chơi xếp hình khối hoặc xếp tranh đơn giản
  • Bắt đầu có tiến bộ khi điều khiển bút bằng ngón tay thay vì sử dụng cả bàn tay để cầm bút và tô vẽ
  • Bắt đầu hình thành việc thuận tay trái hay phải

3. Kỹ năng lý luận và các khái niệm phát triển

  • So khớp các đồ vật, chủ yếu các đồ vật giống nhau, hoặc so khớp đồ vật thong qua hình dạng và màu sắc
  • Phát triển tư dụy sự vật luôn hiện hữu và hiểu rằng vật thể tiếp tục tồn tại ngay cả khi ở ngoài tầm nhìn
  • Biểu hiện thích thú với việc mày mò các đồ vật bằng cách tháo gỡ và lắp ghép chúng trở lại
  • Khám phá các yếu tố thiên nhiên như cát và nước
  • Nhớ được các chuỗi sự kiện ngắn gồm 2 đến 3 bước

4. Kỹ năng ngôn ngữ

  • Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với người khác có chủ đích (ví dụ, miêu tả một thứ gì đó, nói lên mong muốn, chào hỏi ai đó…)
  • Nói rõ ràng để người khác có thể hiểu được
  • Sử dụng ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp phù hợp (ví dụ, sử dụng danh xưng lịch sự, sử dụng âm lượng nói và giọng điệu phù hợp)
  • Kể các câu chuyện đơn giản
  • Sử dụng các danh từ, động từ, tính từ phù hợp với ngữ cảnh chung
  • Hiểu các từ thuộc các danh mục từ phổ biến (như “đồ chơi”, “thức ăn”, “quần áo”)
  • Sử dụng mẫu câu với hai cụm từ hoặc khái niệm

5. Kỹ năng Đọc

  • Biết cách cầm giữ sách và lật sang trang
  • Hiểu rằng từ ngữ truyền đạt thông điệp trong mỗi câu chuyện
  • Nhận biết chữ cái đầu tiên trong tên của con
  • Biết một vài chữ cái
  • Biết các nhân vật chính trong những câu chuyện quen thuộc
  • Thích thú với việc đọc sách cùng mọi người

6. Kỹ năng Viết

  • Bé biết cầm dụng cụ viết bằng bàn tay hoặc các ngón tay
  • Bé biết vẽ bằng nhiều loại bút vẽ (bút sáp màu, bút chì, bút nước)
  • Phác thảo và viết thành hàng ngang
  • Biết đánh dấu kí hiệu riêng và coi đó như một cách xác nhận tên mình

7. Kỹ năng Toán học 

  • Nhận biết được một vài hình khối như hình tròn, hình vuông và hình tam giác
  • Hiểu và khám phá khái niệm “đầy”, “rỗng”
  • Nhận biết và khớp số lượng với các từ số đếm 1, 2 và 3
  • Cảm thấy thích thú với các chữ số và thuộc một vài số đếm
  • Có thể đếm với sự trợ giúp tuy đôi lúc mắc lỗi
  • Phân biệt giữa “một vài” và “tất cả”
  • Sử dụng một số từ chỉ mức độ, ví dụ “nhiều”
  • Sử dụng từ “giống như” để so sánh
  • Có hứng thú với các mô hình và chuỗi thứ tự
  • Phân biệt hoặc phân loại đồ vật thành các nhóm cơ bản (ví dụ dựa theo màu sắc và kích cỡ)
  • Hiểu về trình tự thời gian trong một ngày, và bắt đầu sử dụng những từ như “buổi sang” và “buổi tối”

8. Kỹ năng Khoa học

  • Hỏi các câu hỏi về đồ vật, hiện tượng hay động vật mà bé quan sát thấy xung quanh
  • Suy nghĩ và đưa ra giải thích tại sao mọi thứ hoạt động
  • Thấy thích thú với các loài động vật cũng như tiếng kêu khác nhau của chúng
  • Sử dụng được các tính từ miêu tả như “nhanh” và “chậm”, “nóng” và “lạnh”

9. Sáng tạo Nghệ thuật và Âm nhạc

  • Bắt đầu sử dụng nhiều vật liệu vẽ như bút sáp, giấy thủ công và bút chì màu
  • Biết các từ chỉ màu sắc
  • Vẽ các nét cơ bản có sự tương đồng với vật thể và người thật
  • Nói được về bức tranh bé đang vẽ
  • Thích bắt chước những âm thanh và nhịp điệu, có những bài hát yêu thích
  • Sử dụng đồ chơi mô hình trong trò chơi đóng vai và bắt chước các công việc thường ngày
  • Tham gia đóng kịch với các bạn với những lời thoại ngắn đơn giản, ví dụ trò chơi gia đình

10. Kỹ năng Học tập Xã hội

  • Nhận biết được các đặc điểm chung của căn hộ và khu hàng xóm, như cây cối, nhà cửa và đường phố
  • Thể hiện sự thích thú với những người than như anh chị em, thành viên trong gia đình và bạn bè
  • Có hứng thú với các công việc thông thường hoặc công việc chuyên môn như lính cứu hỏa, bác sĩ, y tá

Nếu mẹ thấy bé chưa đạt yêu cầu về các kỹ năng cho bé lên 3 thì hãy chú trọng điều chỉnh cách nuôi dạy con và phát triển tư duy cho bé để con sớm đạt chuẩn mẹ nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo MN KoolKid

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Bài viết của

MeKrobis