Bật mí kinh nghiệm sinh thường sau sinh mổ để “mẹ tròn, con vuông”
“Một lần sinh mổ – những lần sau đều là sinh mổ” được xem là một “quy định ngầm” trong suy nghĩ của mẹ bầu. Tuy nhiên, sự thật có như vậy không? Nếu mẹ muốn sinh thường sau sinh mổ có được không? Những chia sẻ về kinh nghiệm sinh thường sau sinh mổ sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc này cho mẹ bầu nhé!
Khả năng sinh thường sau sinh mổ có cao không?
Hiện tại, chưa có kết luận nào về số lần tối đa mẹ bầu được được phép sinh mổ. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu không nên sinh mổ quá 3 lần liên tiếp.
Trải qua một lần sinh mổ, mẹ bầu có hai sự lựa chọn cho lần sinh sau:
- Tiếp tục sinh mổ
- Sinh thường sau sinh mổ (VBAC) là sinh thường qua đường âm đạo.
Lợi ích của sinh thường sau sinh mổ lần đầu
Thể lực hồi phục nhanh chóng
Khi sinh mổ, mẹ bầu phải trải qua những ca phẫu thuật. Hàng chục lớp rạch khiến cơ thể bị tổn thương nặng nề. Ngược lại, khi sinh thường, mẹ sẽ không phải trải qua những tác động khủng khiếp như thế. Nếu có thì mẹ chỉ bị rạch tầng sinh môn mà thôi.
Do đó, sinh thường sẽ giúp mẹ bớt đau đớn và giảm rủi ro hay sự cố phát sinh. Thời gian để cơ thể phục hồi sau sinh cũng khá nhanh so với sinh mổ.
Mất ít máu, giảm nguy cơ nhiễm trùng
Sinh thường không phải trải qua phẫu thuật. Quá trình sinh con diễn ra hoàn toàn tự nhiên mà không có sư can thiệp của bất kì máy móc hay vết rạch dài sâu nào. Vì vậy, mẹ ít bị nhiễm trùng và ít bị mất máu hơn.
Sớm có sữa cho con bú
Sau khi sinh mổ, mẹ phải uống nhiều loại thuốc để làm lành vết thương, phục hồi cơ thể. Điều này gần như không xảy ra với mẹ sinh thường. Bên cạnh đó, sinh thường xong, mẹ sẽ được da kề da ngay với bé. Sợi dây liên kết gần gũi giữa mẹ và con sẽ được hình thành từ rất sớm. Nhờ vậy, tuyến sữa được kích thích cả về chất và lượng nhiều hơn. Đây là ưu điểm rõ nhất so với sinh mổ.
Một yếu tố khiến mẹ sinh thường sớm có sữa là tâm lý của mẹ. Không phải trải qua đau đớn nhiều như sinh mổ, sinh thường sẽ không đảo lộn chế độ sinh hoạt. Tinh thần thoải mái, phấn chấn sẽ kích thích sữa về dồi dào.
Sớm xuất viện về nhà
Thời gian ở viện của mẹ sinh thường sẽ ngắn hơn. Sau vài ngày, mẹ có thể về nhà. Về nhà sớm giúp mẹ có thể chủ động, thoải mái hơn về tâm lý, thuận tiện hơn trong việc chăm con.
Ngược lại, do phải trải qua phẫu thuật, mẹ sinh mổ cần phải ở lại để theo dõi vết mổ, vệ sinh đều đặn và xem có biến chứng gì xảy ra hay không.
Bé manh khỏe, ít bệnh hơn
Khi sinh thường, tử cung sẽ co thắt liên tục tác động lên phổi thai nhi, góp phần đẩy nước ối ra ngoài. Quá trình này giúp bé mạnh khỏe hơn, hạn chế tỉ lệ mắc các bệnh hô hấp hơn so với các bé sinh mổ.
Hạn chế sinh thường sau sinh mổ
Nếu chọn sinh thường sau sinh mổ, mẹ bầu phải theo dõi thai kỳ thật cẩn thận. Không chỉ tuân theo lời chỉ định của bác sĩ, mà mẹ bầu báo ngay cho bác sĩ khi có những chuyển biến bất thường trong cơ thể.
Nếu không theo dõi sát sao, mẹ có thể nhầm cơn đau vỡ tử cung với việc bé đạp hoặc chuyển dạ. Những lầm tưởng này sẽ dẫn đến hậu quả nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng mẹ và bé.
Kinh nghiệm để mẹ bầu có thể sinh thường sau sinh mổ
Thời gian giữa 2 lần mang thai
Để sinh thường cho bé sau, khoảng cách giữa 2 lần mang thai phải từ 5 – 6 năm. Đây là thời gian đủ để mẹ hồi phục tốt cả bên trong lẫn bên ngoài sau phẫu thuật. Lúc này, vết sẹo tử cung lần sinh trước đã không còn, sẵn sàng cho lần sinh kế tiếp.
Nếu mang thai gần nhau, tử cung có thể bị nhiễm trùng, thậm chí bị bục và rách. Vết thương nặng hơn, chảy máu nhiều hơn, rất nguy hiểm.
Trải qua tối đa 2 lần mổ sinh ngang
Mẹ bầu chỉ được sinh thường nếu chưa từng trải qua nhiều hơn 2 lần mổ sinh ngang. Mẹ sinh mổ đã bị rạch hai lần thì vấn đề phục hồi càng lâu hơn. Khả năng bị vỡ tử cung là rất cao nếu mẹ chọn sinh thường sau sinh mổ.
Yêu cầu về sức khỏe của mẹ
Cơ thể mẹ bầu cũng cần đảm bảo một số yêu cầu riêng. Xương chậu của mẹ bầu phải tốt, chưa từng bị nứt vỡ xương hay bị hẹp hoặc méo. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần giữ cho cổ tử cung không bị viêm nhiễm.
Nếu mẹ đã từng bị tiền sản giật, có biểu hiện sinh non, chuyển dạ khó, tiểu đường thai kỳ thì đừng nên sinh thường sau sinh mổ. Không có tiền sử bị vỡ tử cung cũng là một yếu tố quan trọng mẹ bầu cần phải đảm bảo.
Sự phát triển của thai nhi
Thai nhi mạnh khỏe cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh thường hay sinh mổ của mẹ. Ngôi thai tốt, tim không có vấn đề sẽ giúp mẹ tăng cơ hội sinh thường sau sinh mổ.
Lưu ý
Để sinh thường sau sinh mổ đạt kết quả tốt nhất, mẹ bầu nên chủ động chuẩn bị cho mình:
- Một bác sĩ đồng quan điểm, tâm huyết
- Kiểm soát cân nặng thai nhi chặt chẽ
- Mẹ bầu thường xuyên tập yoga từ tuần thứ 12, rèn luyện sự dẻo dai
- Luyện cách hít thở để điều hòa cơ thể
Chúc mẹ và bé cùng nhau “vượt cạn” thành công nhé!
Xem thêm:
- Sanh con chọn phương pháp sanh thường hay sanh mổ?
- PHƯƠNG PHÁP SINH MỔ: Mổ sinh ngang và mổ sinh dọc, cách nào tốt hơn?
- Sinh mổ lợi hay hại – Trải qua rồi mới thấy đẻ kiểu gì mẹ cũng thật phi thường!