Kinh nghiệm ở cữ sau sinh mẹ bỉm không nên bỏ qua!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dù sinh mổ hay sinh thường thì những kinh nghiệm ở cữ sau khi sinh luôn là điều được các mẹ quan tâm và tìm hiểu rất kỹ. Vậy, sau sinh mẹ cần kiêng cữ những gì và khi nào mẹ cần phải đến gặp bác sĩ? Mời các mẹ cũng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có thể phục hồi sức khỏe, tinh thần sau sinh 1 cách tốt nhất.

Tại sao sau sinh cần phải ở cữ?

Ở cữ là khoảng thời gian nghỉ ngơi, dưỡng sức của chị em sau khi trải qua kỳ sinh nở mất nhiều sức lực. Sinh thường mẹ sẽ đối mặt với vết khâu tầng sinh môn, các cơn co dạ con sau sinh. Còn đối với mẹ sinh mổ sẽ chịu đau đớn dai dẳng hơn do thủ thuật rạch bụng bắt con gây mất máu, thời gian thực hiện thủ thuật kéo dài làm cơ thể mẹ yếu ớt và thời gian phục hồi lâu hơn.

Vì những lẽ đó, việc áp dụng các kinh nghiệm ở cữ sau sinh là điều rất cần thiết giúp mẹ phục hồi sức khỏe, làm quen với cuộc sống sau sinh và thành viên mới của gia đình. Đặc biệt với các mẹ mới sinh lần đầu, đây có thể là quãng thời gian vô cùng hạnh phúc nhưng cũng có thể rất dễ dẫn đến stress, trầm cảm sau sinh.

Tùy vào cơ địa của mỗi người mà áp dụng thời gian ở cữ phù hợp. Các mẹ, các bà đi trước thường cho mẹ sau sinh rất nhiều kinh nghiệm trong việc ở cữ như nên kiêng đủ 3 tháng 10 ngày, không tắm gội nước lạnh, nên ăn chín uống sôi… Là bà mẹ thông thái, chị em nên biết những kiêng cữ nào là đúng để áp dụng cho mình giúp thời gian ở cữ trải qua nhẹ nhàng, an toàn và đúng cách.

Kinh nghiệm ở cữ sau khi sinh đúng chuẩn cho mẹ bỉm

Nhìn chung, không có quá nhiều khác biệt giữa việc ở cữ sau sinh đối với mẹ sinh mổ và sinh thường. Để thời gian ở cữ đúng là quá trình phục hồi sức khỏe, mẹ sau sinh nên lưu ý:

  • Đối với sinh thường, mẹ có thể ăn uống bình thường sau khi sinh 1 – 2 giờ, còn mẹ sau sinh mổ cần được nghỉ ngơi và không nên ăn gì trong 6 giờ đầu. Trong 2 – 3 ngày sau đó mẹ nên ăn thực phẩm lỏng, cháo loãng để dạ dày hoạt động bình thường trở lại.
  • Sau sinh bạn nên đi lại nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông và giúp đẩy nhanh sản dịch. Tuy nhiên, không nên đi lại liên tục để vết mổ, vết rạch tầng sinh môn không bị đau nhức và có thời gian hồi phục.
  • Vết mổ, vết rạch sau sinh cũng cần được vệ sinh sạch sẽ, theo dõi thường xuyên. Trong thời gian 15 ngày sau sinh, khi thấy vết thương chưa lành hay chảy dịch nên đến bệnh viện để kiểm tra.
  • Không nên quan hệ lại sớm, ít nhất là sau 6 tuần vì quan hệ dễ khiến vùng bụng bị chèn ép, tổn thương và mất nhiều thời gian hồi phục hơn.
  • Bên cạnh đó, các mẹ sau sinh cũng không nên ăn quá no và tránh các nhóm thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ, các chất kích thích và 1 số thực phẩm có thể gây sẹo lồi như đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng…

1 số quan niệm sai lầm về ở cữ chị em cần tránh

Mặc dù ngày nay nhiều chị em đã có cái nhìn thoáng hơn về ở cữ, vẫn có nhiều gia đình duy trì 1 số quan điểm sai lầm cần tránh như:

  • Ở trong phòng kín: Phòng của mẹ và bé cần tránh gió thổi trực tiếp nhưng phải đảm bảo thông thoáng, nên mở cửa sổ hằng ngày để không khí lưu thông
  • Kiêng tắm gội: Kiêng tắm gội sau sinh là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Việc tắm gội không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ sau sinh mà ngược lại còn làm cho mẹ dễ chịu và thư giãn hơn. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý chỉ nên tắm gội, đánh răng trong thời gian ngắn bằng nước ấm. Sau khi gội đầu nên sấy khô tóc ngay. Mẹ sinh mổ khi tắm gội nên tránh để nước rơi vào vết mổ trong những ngày đầu
  • Nằm than. Các bà các mẹ ngày xưa thường bảo nhau đẻ xong nên nằm than, nhất là vào mùa lạnh để giữ ấm cơ thể. Có nhiều cách khác để giữ ấm, mẹ sau sinh không nên nằm than vì có nhiều nguy cơ như gây ngộ độc, ngạt khí CO, dễ bị bỏng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé…
  • Chỉ ăn rau ngót, thịt nghệ. Thực tế sau sinh cơ thể mẹ càng cần bổ sung thêm dưỡng chất để nhanh hồi phục và sản xuất sữa cho bé. Mẹ chỉ ăn 1 vài món như rau ngót, thịt nấu nghệ thì không thể có đủ dinh dưỡng phục vụ cho nhiều mục đích như vậy. Chị em nên ăn uống đa dạng, ăn đồ ấm nóng, uống nhiều nước để nhanh chóng lấy lại sức khỏe.

Đừng bỏ qua những dấu hiệu bất thường trong thời gian ở cữ

Nếu các mẹ gặp phải các triệu chứng bất thường dưới đây trong thời gian kiêng cữ sau sinh thì nên sớm đến khám bác sĩ để kiểm tra:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Vết thương bị sưng đỏ, chảy mủ và sốt cao trên 38°C
  • Sản dịch ra nhiều, có chứa cục máu đông bất thường kèm mùi hôi, tanh khó chịu
  • Tiểu són, tiểu buốt hoặc không kiểm soát được vấn đề tiểu tiện
  • Đau đầu dữ dội kéo dài, giảm thị giác
  • Sưng viêm vùng vú, chảy máu, núm vú nứt nhiều, tắc tia sữa kéo dài…
  • Hoảng loạn tâm lý, có dấu hiệu trầm cảm sau sinh, đặc biệt là những người có ý nghĩ tự sát hoặc làm hại trẻ.

Đây đều là những dấu hiệu cảnh báo trước những vấn đề bất thường tâm sinh lý, sức khỏe sau sinh mẹ không nên bỏ qua. Nếu các bất thường này kéo dài sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Những người thân trong gia đình, nhất là người chồng nên cũng hỗ trợ chăm sóc thai phụ và bé sơ sinh trong giai đoạn này để giúp mẹ bỉm vượt qua khó khăn.

Lời ngỏ

Dù sinh thường hay sinh mổ thì phụ nữ đều cần thời gian phục hồi để đảm bảo không có biến chứng sau sinh xảy ra. Những kinh nghiệm ở cữ sau khi sinh là vấn đề gây ra rất nhiều ý kiến trái chiều. Tùy vào điều kiện, chị em hãy sáng suốt lựa chọn cách kiêng cữ khoa học để tránh gây ra những hậu quả ảnh hưởng sức khỏe về sau.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi