Kinh nghiệm đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, có cần nhịn ăn hay không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chia sẻ kinh nghiệm đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ và các bước cần thực hiện để xét nghiệm chính xác.

Tiểu đường thai kỳ – Nỗi lo lắng của mẹ bầu

Nghiên cứu cho thấy, có khoảng 2% đến 10% phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ. Điều này là do, trong thời kỳ mang bầu, nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố giúp thai nhi phát triển.

Những nội tiết tố này lại vô tình gây ra một số tác động xấu đến insulin, dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và hậu quả là gây ra đái tháo đường thai kỳ.

Thông thường thai phụ không biết mình mắc bệnh cho đến khi đi khám thai định kỳ và bác sĩ cho làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như tâm sự của mẹ bầu dưới đây:

“Hôm nay mình đi làm hồ sơ đẻ, xét nghiệm đường huyết chỉ số trước khi uống nước đường là 5,3mol sau khi uống 1 tiếng là 8,9 mol sau 2h là 7,4 mol…  Híc kết luận đái tháo đường thai kì, cần luyện tập chế độ ăn… Ôi buồn ơi là buồn, mình sợ nhất là có gì ảnh hưởng tới con vì 80% mẹ bị đái tháo đường thai kì là em bé sẽ bị đái tháo đường bẩm sinh”.

Do đó, để tránh những biến chứng nguy hiểm, trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần đi khám theo đúng lịch để kịp thời phát hiện bệnh.

Khi nào mẹ bầu nên đi xét nhiệm tiểu đường thai kỳ?

Theo các chuyên gia sản khoa, tất cả phụ nữ mang thai nên sớm làm xét nghiệm định lượng Glucose và nghiệm pháp đường huyết (Glucose tolerance test – GTT) vào tuần thứ 26-28 để tầm soát tiểu đường thai kỳ.

Tuy nhiên trong các trường hợp người mẹ có tiền sử tiền tiểu đường, thừa cân béo phì, có chế độ ăn mất cân bằng dinh dưỡng hoặc có các biểu hiện: thường xuyên khát nước, miệng thấy vị ngọt, mệt mỏi quá mức, … thì cần được xét nghiệm sớm hơn để xác định mức đường huyết.

Kinh nghiệm đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mẹ nên biết

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có 2 cách là xét nghiệm một bước và xét nghiệm hai bước, tùy theo các cách mà việc thực hiện xét nghiệm khác nhau.

Xét nghiệm 1 bước ( one-step strategy)

Phương pháp này thai phụ chỉ cần đến cơ sở y tế để kiểm tra dung nạp glucose trong vòng 2 giờ, bác sĩ sẽ chẩn đoán đái tháo đường nếu có một chỉ số glucose vượt ngưỡng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên với xét nghiệm này, thai phụ phải nhịn ăn ít nhất là 8 tiếng. Nếu thai phụ ăn trước khi đi xét nghiệm tiểu đường, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành glucose để thành ruột hấp thu chuyển hóa thành năng lượng đi nuôi cơ thể, khi đó lượng đường trong máu cao, làm xét nghiệm sẽ không có kết quả chính xác.

Xét nghiệm 2 bước (two-step strategy)

Bao gồm xét nghiệm thử glucose để sàng lọc xem thai phụ có nguy cơ bị tiểu đường hay không, nếu kết quả dương tính thì sẽ chuyển sang bước hai là xét nghiệm dung nạp glucose để có kết quả chính xác về bệnh tiểu đường thai kỳ.

Mẹ bầu không cần phải nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm. Máu sẽ được lấy từ cánh tay của thai phụ và tùy vào nồng độ glucose mà thai phụ sẽ làm thêm các xét nghiệm đường huyết hoặc xét nghiệm dung nạp glucose để có chẩn đoán cuối cùng về tiểu đường thai kỳ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý là trước khi đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, thai phụ nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, chè, … để xét nghiệm có kết quả chính xác nhất.

Kinh nghiệm đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ – Các chỉ số cho thấy mẹ bị tiểu đường thai kỳ

Khi xét nghiệm, mẹ bầu phải uống hết một dung dịch ngọt chứa 100g glucose trong vòng 3 giờ. Sau đó một giờ, các bác sĩ trích máu từ ngón tay để kiểm tra đường huyết và xác định cách cơ thể bạn chuyển hóa đường.

Giá trị đường huyết bất thường sau khi uống dung dịch 100g glucose trong vòng 3 giờ được căn cứ như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Đường huyết lúc đói: 95mg/dl (5,3mmol/l)
  • Sau 1 giờ: > 180mg/dl (10,0mmol/l)
  • Tiếp đó sau 2 giờ: > 155mg/dl (8,6mmol/l)
  • Sau 3 giờ: > 140mg/dl (7,8mmol/l)

Nếu kết quả dương tính, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng. Bác sĩ sẽ tư vấn về cách điều trị càng sớm càng tốt để giúp cho mẹ bầu và em bé khỏe mạnh trong suốt quá trình mang thai và sinh nở.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương