Kinh nghiệm dạy con lười học từ các chuyên gia cha mẹ nên tham khảo

Không nên phó mặc việc dạy con học hoàn toàn cho thầy cô giáo. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên hỏi han, trao đổi với giáo viên của con về tình hình học tập cũng như rèn luyện của con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kinh nghiệm dạy con lười học dường như là mối quan tâm của hầu hết phụ huynh có con trong độ tuổi đến trường. Tuy nhiên để trị chứng lười học của con không hề khó, chỉ cần vài lưu ý nhỏ mà theAsianparent sẽ giới thiệu ngay sau đây.

Đây là những nội dung trong bài viết này:

  • Nguyên nhân khiến trẻ lười học
  • Kinh nghiệm dạy con lười học của các chuyên gia giáo dục

Nguyên nhân khiến trẻ lười học

Để giúp trẻ chăm học, trước tiên cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ lười học. Biết được nguyên nhân mới đưa ra giải pháp triệt để giải quyết vấn đề được. Có thể là do tình trạng sức khoẻ của trẻ có vấn đề như các bệnh về mắt, tai hay chế độ ăn uống chưa hợp lý.

Cũng có khi, do thời gian nghỉ ngơi, vui chơi của trẻ quá hạn hẹp khiến thần kinh bị ức chế, mệt mỏi. Tất cả những điều đó sẽ dẫn đến tình trạng thiếu sức khoẻ và khiến trẻ không theo được nhịp học trong lớp, do đó trẻ sẽ dễ chán nản không muốn học.

Hơn nữa, nguyên nhân cũng có thể đến từ tâm lý nhu nhược bẩm sinh của trẻ. Tức là trẻ sinh ra vốn chậm chạp khiến trẻ ỷ lại, tạo thành thói quen lười nhác. Hay nếu trẻ quá hiếu động cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ lười học, vì tính hiếu động nhiều khi biến thành sự ham chơi nên sẽ không tập trung học hành.

Còn một nguyên nhân nữa không thể không kể đến đó là tính lười học của con có nguyên nhân từ chính cha mẹ. Trẻ sống trong gia đình có cha mẹ bất hòa hoặc không quan tâm, yêu thương trẻ, bỏ mặc trẻ, lười nhác… sẽ có tâm lý chán nản, bất cần với mọi việc, bao gồm cả việc học hành.

Cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến con lười học

Có thể bạn chưa biết ===>

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kinh nghiệm dạy con lười học của các chuyên gia giáo dục

  1. Cho con thấy tầm quan trọng của việc học

Sau khi biết được nguyên nhân khiến con lười học, bố mẹ nên nói chuyện với con (đừng coi con còn quá bé không biết nói chuyện). Qua buổi nói chuyện một cách nghiêm túc, chúng ta có thể giúp trẻ xác định tầm quan trọng của việc học bằng cách kể cho trẻ nghe những tấm gương học tốt và những thành công của họ cũng như đưa ra một số nhân vật cụ thể không học đến nơi đến chốn, cuối cùng phải gánh chịu hậu quả như thế nào.

Hãy cho con thấy nếu việc con học chăm, học giỏi sẽ được những lợi ích gì từ việc ở lớp được các bạn khâm phục, được cô giáo yêu mến, ở nhà bố mẹ sẽ vui hơn… để khuyến khích con tự giác học.

  1. Làm bạn với con

Cách dạy con lười học

Các bậc phụ huynh nên nhớ thái độ của cha mẹ đối với việc học tập của con là rất quan trọng. Nếu cha mẹ đối xử với con bằng thái độ tiêu cực thì ngay lập tức chúng sẽ “phản đối” lại bằng những thái độ, việc làm tiêu cực khác. Ví dụ như chúng sẽ tìm cách nói dối về chuyện điểm số hoặc vẫn đến lớp học thêm như cha mẹ yêu cầu, song chỉ cốt để “khuất mắt” bố mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hãy cố gắng làm bạn với con, để con cởi mở trong việc chia sẻ mọi việc với cha mẹ, không nói dối hay lừa gạt cha mẹ, từ đó, việc nói chuyện về học hành của con cũng sẽ trở nên đơn giản hơn và dễ kiểm soát hơn.

  1. Không nhắc con học bài

Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng thực tế thì đúng vô cùng. Trẻ cần ý thức được việc học là của chính bản thân mình chứ không phải của bố mẹ. Nếu bố mẹ có thói quen nhắc nhở con học bài hàng ngày, trẻ sẽ chỉ chờ đến khi được nhắc nhở mới mang sách vở ra học. Do đó, trẻ sẽ có suy nghĩ học là để cho bố mẹ, không phải cho bản thân.

Có thể bạn chưa biết ===>

Cùng tìm hiểu phương pháp học khiến trẻ không bao giờ lười nhác

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  1. Thường xuyên trao đổi với giáo viên của con

Không nên phó mặc việc dạy con học hoàn toàn cho thầy cô giáo. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên hỏi han, trao đổi với giáo viên của con về tình hình học tập cũng như rèn luyện của con. Trẻ nhỏ luôn nhận thức được người có “quyền” lớn nhất nhắc nhở về trách nhiệm học tập của bản thân chính là thầy cô giáo của mình.

Giáo viên sẽ cung cấp các thông tin về tình hình của con, đặc biệt là những lần con quên làm bài hay không hoàn thành việc học. Ngay sau khi nhận được các thông tin này, cha mẹ nên có hình phạt phù hợp với con để con nhớ. Không nên phạt con khi con tỏ thái độ lười biếng ở nhà. Khi thấy cả cha mẹ và cô giáo đều tỏ thái độ không hài lòng với việc học hành của mình, trẻ sẽ tự có ý thức thay đổi và sửa chữa.

Tuy nhiên, sau khi phạt con thì cha mẹ nên xếp chuyện này lại, không được nhắc đi nhắc lại hình phạt hay nguyên nhân khiến con bị phạt khiến trẻ cảm thấy không thoải mái vì “tội” của mình bị nhắc đi nhắc lại nhiều lần.

  1. Khen con đúng lúc, nhưng đừng thưởng

Lời khen luôn có tác dụng tạo động lực, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Khi con nhận được lời khen từ thầy cô, hãy theo đó mà khen ngợi con thêm một chút. Hãy làm điều tương tự khi chứng kiến thái độ học tập chăm chỉ của con.

Tuy nhiên, hãy chỉ dừng lại ở đây, không nên thưởng cho trẻ sau khi khen ngợi. Bởi điều này sẽ vô tình tạo nên suy nghĩ học chỉ để lĩnh thưởng, khiến con không hiểu được việc học là trách nhiệm và nghĩa vụ của con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kinh nghiệm dạy con lười học đó là luôn đồng hành cùng con, cổ vũ con

  1. Không so sánh con với người khác

Ngay cả người lớn cũng có khi kích động hay ảnh hưởng khi bị so sánh với người khác, một đứa trẻ lại càng bị tác động nhiều hơn. Con người luôn luôn không hoàn hảo, trẻ nhỏ cũng thế, có điểm yếu nhưng cũng có điểm mạnh.

So sánh chính là sự xúc phạm mang tính chất kích động và làm tổn thương nặng nề tác động đến trẻ. Nếu có so sánh, hãy chỉ lấy nỗ lực của ngày hôm qua của chính con ra để so sánh mà thôi.

  1. Hạn chế giảng bài cho con

Nếu cha mẹ có thói quen giảng bài, con sẽ có thói quen hỏi vặt. Hãy khuyến khích con gặp thầy cô để trao đổi hay tự tìm kiến thức ở sách vở thay vì tự mình đứng ra giảng bài cho con. Hơn nữa, những kiến thức mà cha mẹ giảng cho con đôi khi chưa hẳn đã đúng. Và việc cha mẹ giảng bài có thể khiến khoảng cách cha mẹ và con xa nhau hơn.

Lười học là một thói xấu, tuy nhiên thói xấu ấy không khó sửa nếu như có nhận thức đúng đắn và lòng quyết tâm cao. Quan trọng nhất là quá trình, con nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc học và thái độ học tập của con ra sao, các bậc phụ huynh đừng quá để ý đến kết quả mà vô tình tạo áp lực vô cùng lớn cho con. Hy vọng những kinh nghiệm dạy con lười học trên đây có thể gỡ rối phần nào cho các vị phụ huynh trong công cuộc nuôi dạy con đầy thử thách phía trước.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm các bài viết khác

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Mecoca