Để trẻ trải qua "khủng hoảng tuổi lên 2" một cách nhẹ nhàng nhất

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuổi lên 2 đánh dấu sự thay đổi cả về thể chất và tâm lý, trẻ dễ có những biểu hiện gọi là ‘khủng hoảng tuổi lên 2’, vậy làm thế nào để con vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng nhất.

Khi trẻ còn dưới 1 tuổi, trẻ ngoan như thiên thần. Bố mẹ đặt đâu bé ngồi đấy, bảo con làm gì đều ngoan ngoãn làm theo. Thế nhưng bắt đầu từ 1 tuổi rưỡi đến 3 tuổi rưỡi thì bướng tới kỳ lạ. Khi thấy trẻ thay đổi quá nhiều, các ông bố bà mẹ cảm thấy lo sợ. “Ôi con tôi bướng thế này thì lớn lên còn đến mức nào”… hay “sao bỗng dưng nó lại hư thế nhỉ”.

Yên tâm, đó chỉ là khủng hoảng tuổi lên 2

Con đang bị khủng hoảng tuổi lên 2 chứ con đâu có hư đâu

Cụm từ “khủng hoảng tuổi lên 2” được dùng để chỉ những thay đổi xảy ra trong giai đoạn từ 18 tháng đến 3 tuổi. Theo các chuyên gia tâm lý, ở mọi độ tuổi trẻ đều có những khủng hoảng tâm lý riêng, chỉ là nhiều hơn hay ít hơn ở cách biểu hiện.

Tuổi lên 2 cũng vậy. Đây là thời điểm trẻ bắt đầu có những thay đổi về tâm lý, thích nói “không” với bất kỳ điều gì chúng không thích. Nhiều trẻ còn có xu hướng “bạo lực” thích đấm đá, cào cấu, ăn vạ

Trong mắt người lớn chúng ta, thời kỳ này trẻ nhỏ chỉ biết bướng bỉnh. Thế nhưng điều này lại chính là cột mốc đánh dấu việc bé đã biết bày tỏ ý kiến của bản thân. Cũng có thể nói đây chính là dấu hiệu chứng tỏ bé đang phát triển bình thường.

Khi đã qua thời kỳ còn ẵm ngửa phải dựa dẫm vào bố mẹ và bước lên 2 tuổi, lúc này bên trong trẻ nhỏ bắt đầu hình thành “cái tôi”. Các bé bắt đầu nhận thức được sự tồn tại của bản thân mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi “cái tôi” dần được hình thành cũng là lúc trẻ nhỏ bắt đầu có tâm lý “muốn nói ra suy nghĩ của mình” hay “muốn làm mọi thứ theo ý mình”. Chính vì thế, đây cũng là thời điểm các bé đột nhiên trở nên không hợp tác trong hầu hết mọi việc.

Một số cách ứng xử với “khủng hoảng tuổi lên 2” của trẻ

Cho con biết bạn hiểu cảm giác của con

Trước tiên, hãy đón nhận cảm xúc của con và nói cho con biết bạn hiểu cảm giác của con lúc này “Con không thích à?”, “Con muốn tự mình làm à?”… Khi thấy cha mẹ hiểu mình, đồng cảm với suy nghĩ của mình hoặc chủ động muốn biết suy nghĩ của mình thì trẻ sẽ cảm thấy an tâm hơn và bình tĩnh trở lại.

Hãy nhường con

Để đối phó với thái độ bất hợp tác trước mọi thứ của con, nhiều khi người lớn chúng ta lại thường áp đặt ý kiến của mình và bắt con phải làm theo. Chẳng hạn như bạn đã bao giờ trải qua tình huống con cứ nhõng nhẽo, khóc đòi ăn kẹo trong lúc đang ăn cơm còn bạn thì ép con ăn đủ thứ?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tất nhiên nếu việc gì cũng làm theo ý con thì cũng không phải là điều tốt, nhưng tùy tình huống mà bạn có thể cho phép con “Hôm nay ngoại lệ mẹ cho con ăn kẹo nhưng sau khi ăn xong, con phải ăn cơm đấy nhé!”. Thỉnh thoảng chiều con một tí, làm theo mong muốn của con một tí cũng không phải là vấn đề gì quá nghiêm trọng.

Thế nhưng, chắc rằng sẽ có tình huống mà bạn không thể nhân nhượng với con được. Khi đó, bạn chỉ cần yêu cầu con thực hiện là được. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng một khi đã quyết định thì bạn nên duy trì thái độ kiên quyết và nhất quán đối với mọi việc.

Chấp nhận cả việc bé có thể đòi tự mình làm hoặc nhờ bạn làm giúp


2 tuổi là thời kỳ mà trẻ nhỏ có thể lúc thì đòi “Con muốn làm cơ…”, lúc thì nhõng nhẽo “Làm hộ con cơ…”. Có thể nói đây chính là thời điểm trẻ vẫn còn ở ngưỡng cửa của sự tự lập và sự phụ thuộc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bởi vậy, khi con nói muốn tự mình làm, hãy cho con làm và ở bên cạnh để hướng dẫn bé trong phạm vi mà thời gian của bạn cho phép. Còn khi con nhõng nhẽo “Mẹ làm giúp con cơ” thì bạn hãy nhẹ nhàng đáp ứng yêu cầu đó của bé nhé.

Linh động trong xử lí tình huống

Xử lý khủng hoảng tuổi lên 2 khó có thể theo một phép tắc hoặc thước đo nào, điều quan trọng là ba mẹ cố gắng kiềm chế cảm xúc và dạy con theo hướng tích cực. Trong mỗi tình huống, hãy linh động việc dạy bảo trẻ để trẻ có thể hiểu chuyện và dần dần thoát được những khủng hoảng ở độ tuổi này.

Đối với người lớn, “khủng hoảng tuổi lên 2” giống như mê cung không có lối thoát. Tuy thế, chỉ cần bạn chăm sóc và dạy dỗ con chu đáo trong quãng thời gian này thì bé sẽ phát triển nhanh chóng hơn về mặt tinh thần và trở nên hòa nhã hơn khi được 3 – 4 tuổi. Do đó, bạn không cần phải coi đây là vấn đề gì nghiêm trọng mà nên bình tĩnh đối mặt với sự bướng bỉnh của con thời kỳ này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

Bài viết của

ngocanh