Không tiêm vắc xin cho con, một bà mẹ quyết định lựa chọn “tin” vào hội chống vắc xin trên Facebook để rồi dẫn đến cái kết đau lòng. Cậu bé đã qua đời không lâu sau đó.
Những hội kín không tiêm vắc xin cho con trên Facbook
Hiện nay các nhóm hội được lập ra trên Facebook với mục đích tuyên truyền chống tiêm chủng đã trở thành một nguồn thông tin thường xuyên cho những ông bố bà mẹ muốn tìm kiếm cách chăm sóc y tế cho trẻ. Và điều này đang ngày càng trở nên phổ biến hơn khi dịch cúm diễn ra trên diện rộng.
Facebook lưu trữ một mạng lưới rộng lớn các nhóm hội cung cấp thông tin y tế và sức khỏe một cách sai lệch. Trên FB, một hội với tên gọi “Vắc-xin cần phải được ngăn chặn”, được xem là một trong những nhóm cung cấp thông tin y tế lớn nhất với hơn 178.000 thành viên tham gia, những người vào hội để xin ý kiến về cách đối phó với dịch bệnh cúm.
Rất nhiều các thành viên của nhóm đã từng lan truyền những thông tin kiểu như rằng, sự bùng phát của các loại dịch bệnh có khả năng phòng ngừa thực ra chỉ là chiêu trò lừa bịp của chính phủ. Đồng thời họ sử dụng các nhóm hội để liên lạc với những cha mẹ mất con và đổ lỗi cho vắc xin mà không có bằng chứng xác đáng.
Quá “nghe lời” Facebook, một bà mẹ đã quyết định không dùng thuốc trị cúm Tamiflu cho con
Một bài đăng gần đây đến từ mẹ của một cậu bé 4 tuổi tại Colorado (Hoa Kỳ). Bé đã qua đời vì căn bệnh cúm trong tuần này. Trước đó bà mẹ này đã tham tham khảo ý kiến các thành viên trong nhóm chống vắc xin nói trên và nói thêm rằng mình từ chối một đơn thuốc do bác sĩ kê.
Cậu bé chưa được chẩn đoán tình trạng, nhưng bé bị sốt và lên cơn co giật. Người mẹ viết. Cô nói thêm rằng hai trong số bốn đứa con của cô đã được chẩn đoán là bị cúm. Bác sĩ đã kê đơn thuốc chống vi rút cúm Tamiflu cho các thành viên trong gia đình.
“Bác sĩ có kê Taminflu nhưng tôi đã không lấy thuốc đó”, người mẹ viết.
Tamiflu là thuốc kháng vi-rút phổ biến nhất thường được kê đơn để điều trị cúm. Thuốc có thể làm giảm các triệu chứng và rút ngắn thời gian mắc bệnh. Tuy nhiên những lo ngại về tác dụng phụ đã tạo nên luồng phản kháng phổ biến ở những hội nhóm chống vắc xin.
Dịch cúm đã trở thành căn bệnh lây lan nghiêm trọng với trẻ em vào thời điểm này. Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện nhi cao hơn bình thường và 68 trẻ em đã tử vong theo số liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh.
Ảnh hưởng từ những bài viết chống vắc xin trên Facebook
Nhiều bài đăng của các nhóm Facebook cung cấp những thông tin sai lệch về sức khỏe y tếnhư tiêm chủng mang một mối nguy hiểm tiềm tàng. Một nghiên cứu của Viện Bác sĩ gia đình Hoa Kỳ cho thấy, có tới 59% cha mẹ nói rằng con họ đã bị lỡ ít nhất một mũi tiêm phòng cúm bởi thông tin sai lệch hoặc vì hiểu nhầm thông tin.
Không một ai trong số 45 bình luận của bài đăng trên Facebook của bà mẹ nói trên gợi ý cô ấy nên đưa con đi khám ở các cơ sở y tế. Đứa trẻ cuối cùng đã phải nhập viện và qua đời bốn ngày sau đó.
Người mẹ cũng viết rằng mình có sử dụng những phương pháp chữa bệnh từ thiên nhiên của người Hồi giáo mà cô dùng để điều trị cho bốn đứa con của mình như dầu bạc hà, vitamin C và hoa oải hương. Nhưng những cách này không hề hiệu quả với lũ trẻ và cô đã xin tư vấn thêm trên hội nhóm chống vắc xin. Các ý kiến bình luận đã khuyên cô nên dùng sữa mẹ, húng tây và elderberry (cây cơm cháy). Không một lời khuyên nào trong số đó mang tính y khoa về việc điều trị bệnh cúm cả.
“Tuyệt vời, tôi sẽ thử các cách đó”, người mẹ đã trả lời như vậy.
Các bài đăng gần đây của người mẹ nói trên hiện đã bị xóa khỏi hội “Vắc xin cần phải được ngăn chặn” nhưng trong các bài đăng của nhóm từ năm 2017 trở lại, bà mẹ này đã từng viết rằng cô không tiêm phòng cúm cho các con mình.
Trong một tuyên bố qua email, phát ngôn viên của Facebook cho biết:
Đây là một bi kịch không đáng có. Chúng tôi không muốn những thông tin sai lầm về vắc xin như thế này tồn tại trên Facebook. Đó là lý do tại sao chúng tôi đang cố gắng hết sức để gỡ bỏ những thông tin này, đặc biệt là ở các nhóm kín.
Sở Y tế và Môi trường cộng đồng Colorado xác nhận rằng em bé trên đã qua đời vì bệnh cúm và hiện họ chưa có thông tin dữ liệu nào về việc đứa trẻ có được tiêm phòng hay không. Đồng thời họ cũng khuyến cáo là trẻ từ 6 tháng tuổi trở nên cần được tiêm vắc xin cúm theo định kỳ.
Các biện pháp của Facebook trước những hội nhóm không tiêm vắc xin cho con đang âm thầm hoạt động
Trong năm vừa qua, trước mối lo ngại về tình hình do dự có nên tiêm vắc xin cho con hay không của nhiều bậc cha mẹ, Facebook đã thắt chặt khả năng tiếp cận các nhóm truyền bá nội dung chống vắc-xin.
Kế tiếp Pinterest và YouTube, Facebook cũng tuyên bố rằng họ sẽ hạn chế cách tiếp cận các bài viết có nội dung chống vắc-xin và không còn cho phép người dùng cũng như các nhóm sử dụng vào mục đích truyền bá thông tin sai lệch vắc-xin để đặt quảng cáo hoặc chạy gây quỹ. Vào tháng 9, Facebook đã cho chạy các cảnh báo với người dùng tìm kiếm nội dung liên quan đến vắc-xin.
“Facebook là một nơi chứa đựng đầy các thông tin sai lệch về vắc xin”, Kolina Koltai, một nghiên cứu viên tại Đại học Texas ở Austin phát biểu. “Những hội nhóm này đã trở thành nơi “lý tưởng đáng sợ” để các bậc phụ huynh tìm kiếm sự tư vấn và giúp đỡ. Về mặt nào đó, nó có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng mà chúng ta không thể ngờ tới”
Theo BBCnews
Xem thêm:
- Các phản ứng phụ sau khi tiêm chủng vắc-xin bố mẹ cần nắm rõ
- Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi cha mẹ cần nắm vững
- Italia: Quay lưng với vắc xin đồng nghĩa với chối bỏ tương lai