Siêu âm không có tim thai, mẹ nên biết những điều này trước khi quyết định

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Không có tim thai có giữ được không có lẽ là điều khiến nhiều mẹ bầu vừa hoang mang vừa buồn bã bởi tim là một trong những bộ phận không thể thiếu của thai nhi cũng như của tất cả mọi người.

Tim thai hình thành lúc nào?

Tim thai xuất hiện khá sớm

Thông thường tim thai bắt là bộ phận bắt đầu hình thành khá sớm trong quá trình phát triển thai nhi. Cụ thể, sau khi thụ thai khoảng 3 tuần, ống tim nguyên thủy đã hình thành từ trung mô mạc bắt đầu đập. Sau đó, ống tim sẽ tiếp tục phát triển và uốn cong, hình thành vách ngăn, chia tim thành 4 buồng tim. Đến khi 2 đường thoát ra tách biệt, thì trái tim đã phát triển một cách hoàn chỉnh. Như vậy, hầu hết trường hợp, tim thai xuất hiện trước khi mẹ bầu kịp nhận ra là mình đang mang thai.

Tim thai xuất hiện và có thể quan sát bằng kỹ thuật siêu âm hiện đại từ tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ. Cũng có nhiều trường hợp thai nhi ở tuần thứ 8 – 10 mới nghe thấy nhịp đập và quan sát rõ tim thai, điều này phụ thuộc chủ yếu do sai lệch trong tính toán tuổi thai.

Không có tim thai có giữ được không?

Quá trình hình thành tim thai gắn liền với hình thành và phát triển thai nhi, do đó đây là dấu hiệu quan trọng để thăm dò sức khỏe thai. Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng quá lo lắng nếu chưa thấy tim thai hay chưa nghe được nhịp đập tim thai trong những tuần thai. Nên hỏi bác sĩ để xác định là thai có phát triển bình thường hay không.

Một số trường hợp do phôi thai phát triển chậm hơn bình thường, mẹ chỉ thấy được tim thai từ tuần thứ 8-10. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra nhằm xác định xem mẹ có gặp bất thường gì không và đánh giá tình trạng thai nhi. Thông thường, thai phụ sẽ được chỉ định khám và siêu âm kiểm tra sau khoảng 1-2 tuần nếu không phát hiện bất thường.

Nếu siêu âm thai 7 tuần chưa có tim thai do yếu tố khách quan, tuổi thai tính toán sai hoặc thai nhi phát triển chậm thì nên kiểm tra HCG của mẹ xem thai nhi còn hay không. Mẹ nên chờ 1 tuần sau siêu âm lại nếu thai HCG ở mức bình thường để xem thai nhi đã có tim thai hay nhịp đập chưa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhưng nếu thai nhi đã lớn mà siêu âm không có tim thai, không nghe được nhịp đập tim thai, và xác định là không có tim thai thì tin buồn là có thể thai nhi đã ngừng phát triển, mẹ khó lòng giữ mà phải quyết định để bác sĩ áp dụng phương pháp đẩy thai an toàn và thích hợp để tránh gây nguy hiểm cho mẹ.

Nguyên nhân không có tim thai khi siêu âm

Mặc dù đã biết không có tim thai có giữ được không, thai phụ cũng nên tìm hiểu nguyên nhân để phòng tránh cho những lần mang thai tiếp theo. Các nguyên nhân dẫn đến không có tim thai có thể là:

Sảy thai

Sảy thai là điều không ai mong muốn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hầu hết các trường hợp siêu âm không có tim thai, nếu không phải do sai sót khi tính toàn tuổi thai thì là do sảy thai. Nguyên nhân khiến sảy thai có thể là do:

  • Bất thường nhiễm sắc thể, trứng hỏng, chất lượng tinh trùng hoặc tinh trùng kém, phân chia tế bào bất thường là những nguyên nhân khiến 50% trường hợp sảy thai tự nhiên
  • Sảy thai dễ xảy ra nếu mẹ mắc một số tình trạng sức khỏe sau: Hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh tiểu đường, chứng rối loạn đông máu, tuyến giáp có vấn đề, rối loạn miễn dịch, bất thường ở tử cung, cổ tử cung thiểu năng
  • Nguyên nhân gây tim thai ngừng đập, sảy thai còn có thể là do tác động không mong muốn từ môi trường bên ngoài, stress kéo dài,…

Tính toán sai tuổi thai

Bởi nguyên nhân tính sai tuổi thai mà rất nhiều trường hợp siêu âm 7 tuần chưa có tim thai. Vì lúc này thai nhi còn nhỏ, tuổi thai có thể sai lệch từ 1 -2 tuần bởi mẹ và bác sĩ tính tuổi thai dựa trên ngày rụng trứng.

Rối loạn nhịp tim ở thai nhi

Nhịp tim thai có thể bị rối loạn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đây là trường hợp khá hiếm gặp, tình trạng này thường xảy ra tại một thời điểm nào đó chứ không thể kéo dài trong cả quá trình mang thai. Thai nhi bị rối loạn nhịp tim chỉ mang tính tạm thời, và thường lành tính, tuy nhiên, một số trường hợp thai nhi có thể tử vong. Nhịp đập tim thai thường cao hơn so với người bình thường, tầm 120-160 nhịp/phút. Bé có thể tăng nhanh nhịp tim, chậm hoặc dừng đột ngột nếu bị rối loạn tim thai.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

hienpham