KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ SỚM ĐỂ THỰC HÀNH KỶ LUẬT TRẺ!

Kỷ luật con trẻ quá sớm có tốt hay không? Tìm hiểu ở đây, bao gồm cả thông tin về làm thế nào để ngăn chặn mè nheo, ăn vạ của con ...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ em được sinh ra không có kiến thức sẳn có hay sự hiểu biết các quy tắc, kỷ luật. Đối với bé thì hoàn toàn không có quy tắc hay quy định nào cả, và các chuẩn mực xã hội không phải là một yếu tố trong cuộc sống nhỏ bé của bé cho đến khi bé lớn tuổi hơn.

Với các bậc cha mẹ, đặc biệt lần đầu làm cha mẹ sẽ pha6nv ân không biết khi nào thì có thể nên bắt đầu vào quá trình rèn luyện tính kỷ luật cho trẻ, dạy trẻ các quy tắc và các chuẩn mực gia đình, xả hội...

Câu kỷ luật đầu tiên cho bé là "KHÔNG"

Khi bé còn rất nhỏ, kỷ luật thì không thể thực hiện hay hoàn toàn vô nghĩa khi cố kỷ luật bé. Thay vào đó, khi bé đang cố gắng để làm một cái gì đó mà bạn không chấp nhận được như chọc ngón tay vào ổ điện, chỉ cần nói "Không" và chuyển sự chú ý của bé sang một cái gì đó tích cực hơn và không quá nguy hiểm.

Điều này sẽ có tác động nhẹ nhàng nhưng trực tiếp vào việc học tập của bé. Đừng la hét hay hoảng loạn, điều đó chẳng có hiệu quả gì cả.

Nhẹ nhàng nhưng kiên quyết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi thiết lập ranh giới với các biện pháp kỷ luật cho con, điều tiên quyết là sự kiên quyết và nhất quán của cha mẹ. Điều này sẽ giúp con nhanh chóng hiểu những gì là đúng hay sai. Không thiết lập ranh giới ở độ tuổi còn trẻ và kết quả có thể để lại là sự cố gắng để quản lý một đứa trẻ ngỗ ngược trong tương lai.

Ví dụ, khi bé bắt đầu bò / đi bộ, sự tò mò tự nhiên của bé sẽ cố gắng chạm vào chiếc bình đẹp, hoặc khám phá các ban công. Thay vì la mắng bé, hãy đặt chiếc bình ở một nơi bé của bạn không thể đạt được, và chặn lối vào ban công. Đây là một cách nhẹ nhàng chỉ cho bé mà không phải la mắng và lo sợ khi con bò đến ban công.

Phòng ngừa mè nheo/ ăn vạ

Khi bé được một hay hai tuổi, khóc, mè nheo, ăn vạ là chuyện thường tình xảy ra. Đôi khi rất nghiệm trọng, đặc biệt với những người lần đầu làm cha mẹ, người sẽ cảm thấy vô cùng khó khăn để xử lý các tình huống này, hay đặc biệt là cơn ăn vạ xảy ra ở nơi công cộng....

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu bạn muốn biết làm thế nào để tránh mè nheo hay ăn vạ kéo dài dai dẳng của con thì đây là một số lời khuyên hữu ích.

Khẳng định và chuyển hướng

Khi bé thường hay đòi hỏi để thỏa mãn nhu cầu của mình như là "Chúng ta hãy đi đến công viên đi Mẹ"! Và khi câu trả lời "không phải bây giờ" thì hậu quả là các ơn khóc lóc, ăn vạ, mè nheo có thể dai dẳng cho đến khi con đạt được điều con muốn. Cách khắc phục ngay khi nghe con yêu cầu mà không thể đáp ứng con ngay là bạn hãy khẳng định những gì con vừa nói, con muốn nghe, và dần chuyển hướng câu chuyện đi theo hướng khác.

Ví dụ, bạn có thể nói, "Con muốn đi đến công viên, đúng không ? Con có nhớ cậu bé chơi với con chiều nay không? ....."Cuộc nói chuyện vẫn là về công viên, nhưng bạn sẽ dần chuyển hướng cuộc trò chuyện theo một hướng khác, rồi giải thích cho con khi nào chúng ta có thể đi và điều này có thể ngăn chặn việc con khóc hay mè nheo.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mang đồ chơi ra

Nếu bạn cảm thấy một cơn giận dữ, khóc lóc sắp xảy ra khi đến giờ tắm của con mà con không hề muốn đi tắm, đề nghị con lấy món đồ chơi yêu thích của mình và cùng tắm với nhau. Với con, điều này sẽ làm cho việc tắm vui vẻ và thú vị hơn, và giúp ngăn chặn cơn giận dữ, khóc lóc.

Phải tập trung vào thực tế sự việc theo quy tắc

Đôi khi, chỉ cần nêu các quy tắc làm việc rõ ràng. nói quy tắc một cách rõ ràng, chậm và to, tuy nhẹ nhàng nhưng vẫn kiên quyết: Chúng ta biết là không mang sách vào trong bồn tắm! , không mang giày dép trên giường!, chúng ta không chơi với đồ trang sức của mẹ, vv

Nhìn thẳng về phía trước

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu bạn biết và hiểu những thói quen cũng như cảm xúc của con, thì xử lý không phải là chuyện khó, biết cách dẫn dắt con vượt qua các cảm xúc là một phần trong sự phát triển này sẽ giúp bé phát triển trí tuệ cảm xúc của mình, dần biết kiểm soát cảm xúc và cách ứng xử hằng ngày.

Nguồn: theAsianparent.com

Nếu bạn có bất kỳ hiểu biết, câu hỏi hoặc ý kiến về chủ đề này, xin vui lòng chia sẻ chúng trong hộp bình luận của chúng tôi dưới đây. Theo dõi chúng tôi trên FacebookGoogle+ để cập nhập các thông tin mới nhất từ những theAsianparent.com Viet Nam

 

Bài viết liên quan:

Xem “hợp đồng dạy con” của Wong Li-Lin, học ngay cách đưa con vào nề nếp kỉ luật

8 cách dạy trẻ kỹ năng tự kỷ luật hay kỷ luật tự giác

Làm sao để kỷ luật bé thích ném đồ chơi?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

MeKrobis