Khó thở khi mang thai tháng cuối sẽ không còn là vấn đề nếu mẹ áp dụng ngay những bí kíp sau!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bên cạnh những háo hức, hồi hộp khi chỉ còn không nhiều ngày nữa là sẽ được chào đón con yêu thì các mẹ cũng gặp phải vô số khó chịu, trong đó có tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 9. Đừng lo lắng, hiện tượng này sẽ được cải thiện nếu mẹ áp dụng những bí kíp sau!

Khó thở khi mang thai tháng thứ 9 có nguy hiểm không?

Tại tháng cuối của thai kỳ, trọng lượng và áp lực tăng lên mỗi tuần khiến mẹ gặp nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có khó thở và các vấn đề về tiêu hóa. Tử cung lúc này đã đạt kích cỡ lỡn nhất trong thai kỳ, tạo ra lực đẩy vào cơ hoành, làm giới hạn không gian khoang phổi, khiến việc hô hấp trở nên khó khăn hơn.

Mẹ bầu tháng cuối có thể bị khó thở bất cứ lúc nào

Theo thống kê, có khoảng hơn 70% bà bầu cảm thấy khó thở từ tuần thứ 25 trở đi. Mức độ của tình trạng này cũng khác nhau ở từng mẹ. Cơn khó thở có thể ập đến bất cứ lúc nào, dù là khi mẹ nghỉ ngơi hay đang hoạt động. Cảm giác này ban đầu hơi khó chịu, xảy ra do sự thay đổi bên trong cơ thể mẹ khi mang thai nhưng nhìn chung khó thở trong thai kỳ không tiềm ẩn nguy hiểm và sẽ biến mất sau khi sinh.

Mặc dù vậy, nếu hiện tượng khó thở xảy ra với tần suất dày đặc, mức độ ngày càng nặng nề thì rất có thể do nguyên nhân tiềm ẩn khác và có nguy cơ tác động xấu đến cả mẹ và bé.

Yếu tố nào gây ra tình trạng khó thở ở phụ nữ mang thai?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị khó thở khi mang thai tháng thứ 9. Lý do phổ biến là sự thay đổi bên trong cơ thể mẹ do kích thước của thai nhi. Ngoài ra còn có 1 số nguyên nhân khác như:

Phù nề, giữ nước cũng góp phần gây khó thở

  • Sự thay đổi của hormone progesterone có ảnh hưởng trực tiếp đến phổi và khả năng kích thích trung tâm hô hấp ở não
  • Thiếu máu: Cơ thể phụ nữ mang thai cần lượng sắt nhiều hơn để sản xuất tế bào hồng cầu cần thiết và đưa oxy đi khắp các cơ quan cũng như nuôi dưỡng thai nhi. Thiếu máu do thiếu sắt khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để tạo ra oxy, chính vì vậy mà trở nên mệt mỏi và gây ra khó thở
  • Tình trạng giữ nước khi mang thai: những phụ nữ bị phù nề có thể bị ảnh hưởng đến phổi, xoang mũi làm khó thở
  • Các nguyên nhân bệnh lý: hen suyễn, thuyên tắc phổi, bệnh cơ tim chu sản (1 loại của suy tim)…

Kinh nghiệm giảm khó thở cho mẹ bầu

Khó thở khiến mẹ bầu cảm thấy không thoải mái và hạn chế nhiều hoạt động thường ngày. Để giảm bớt tình trạng này, chị em có thể áp dụng một số bí kíp sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  1. Nghỉ ngơi hợp lý, thay đổi tư thế và thư giãn

Điều đầu tiên phụ nữ mang thai nên làm khi thấy khó thở là nên dừng lại nghỉ ngơi, hít 1 hơi thật sâu để lấy lại cân bằng.

Giữ thẳng lưng giúp mẹ thở dễ dàng hơn

Sau đó hãy thay đổi tư thế. Nếu mẹ đang ngồi thì nên ngồi thẳng lưng lại và đẩy vai ra phía sau. Giữ thẳng lưng khi ngồi hoặc đứng giúp phổi có khoảng trống để tiếp nhận oxy dễ dàng. Trong trường hợp đang nằm, mẹ nên chèn thêm gối ở phía thân trên để giảm áp lực của tử cung lên cơ hoành và động mạch chủ. Nằm nghiêng sang bên trái cũng giúp tử cung không đè lên động mạch, góp phần cải thiện tình trạng khó thở.

Thư giãn là cách lấy lại hơi thở đơn giản. Mẹ càng lo lắng thì mức độ khó thở càng tăng lên. Lúc này nhịp tim nhanh, tim hoạt động nhiều nhưng cũng không đủ oxy cho cơ thể, hơi thở càng trở nên ngắn lại và mẹ phải mất nhiều sức để hít vào. Trong ngày mẹ nên bố trí các khoảng thời gian ngắn nghỉ ngơi, thả lỏng đan xen với hoạt động khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  1. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và thai nhi

Ngay từ những ngày đầu mang thai, chị em nên có chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng, thêm viên uống bổ sung nếu cần thiết.

Mỗi ngày chị em cần cung cấp cho cơ thể 30 – 60mg sắt. Lượng sắt đầy đủ sẽ hạn chế nguy cơ thiếu máu, chóng mặt, khó thở… trong suốt thai kỳ. Trong thực đơn hằng ngày của mẹ nên có thịt đỏ, ngũ cốc, rau lá xanh đậm…

Muốn hấp thu sắt tốt, chị em cũng đừng quên ăn thêm các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  1. Vận động nhẹ nhàng để hạn chế tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 9

Ngày sinh đã gần kề, mẹ cần tập các bài tập thở thường được áp dụng trong lúc chuyển dạ để quá trình hô hấp dễ dàng hơn. Tập thể dục, yoga, bơi lội nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ cung cấp oxy cho phổi nhiều hơn. Mỗi ngày chỉ cần dành 10 phút để thực hành hít thở, giúp mở rộng phổi là mẹ đã có thể cảm thấy khỏe khoắn hơn nhiều. Mẹ cũng cần lưu ý, đây là thời điểm cuối của thai kỳ nên hãy chọn bài tập phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe, đừng quá sức nhé!

Những bài tập nhẹ nhàng giúp mẹ dễ thở hơn

Khó thở khi mang thai tháng cuối khá phổ biến và hoàn toàn có thể khắc phục được. Nếu tình trạng khó thở kéo dài đi kèm với các dấu hiệu bất thường như tim đập nhanh, nhịp tim tăng cao kéo dài; đau ngực hoặc đau khi hít thở sâu; ho liên tục và kéo dài kèm theo sốt, ớn lạnh; mẹ có bệnh mãn tính… thì nên đến cơ sở y tế kiểm tra để được tư vấn và hướng dẫn

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi