Khí Xenon giúp điều trị tổn thương não ở trẻ bị ngạt khi sinh

Một loại khí "kỳ diệu" thường có trong không khí có thể giúp giảm tỷ lệ tổn thương não ở trẻ do bị ngạt khi sinh. Đó chính là Xenon, một loại khí được sử dụng như là một chất gây mê và các bác sĩ đang sử dụng nó trong một nỗ lực để bảo vệ trẻ bị thiếu oxy khi sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khí Xenon giảm tổn thương não ở trẻ - Một loại khí "kỳ diệu" thường có trong không khí có thể giúp giảm tỷ lệ tổn thương não ở trẻ bị ngạt khi sinh.

Trẻ bị ngạt khi sinh là biến cố nguy hiểm khi chuyển dạ

Hằng năm có hơn 1.000 trẻ sinh ra bị thiếu oxy và chúng phải gánh chịu những di chứng nặng nề, từ những khó khăn trong học tập đến bại não. Có nhiều nguyên nhân khác nhau như nhau thai không cung cấp đủ oxy, dây rốn quấn cổ và nhiễm trùng. Các tế bào não rất nhạy cảm với tình trạng thiếu hụt oxy và bắt đầu chết nhanh chóng.

Khí xenon giúp giảm nguy cơ tổn thương não

Thông thường các bác sĩ sử dụng kỹ thuật làm giảm nhiệt độ cơ thể của em bé xuống một vài độ. Phương pháp này có thể giúp giảm các trường hợp có nguy cơ tổn thương não xuống còn một nửa. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều trị bằng cách cho bệnh nhân hít xenon để làm giảm nhiệt độ cơ thể sẽ cho kết quả khả quan hơn. Xenon có thể ngăn chặn các khu vực của não bộ "chết" bằng cách thâm nhập vào các tế bào và phục hồi chúng. Với phương pháp điều trị mới này tỷ lệ thành công sẽ tăng gấp đôi.

Hiện tại Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Anh (MRC) đang tài trợ thử nghiệm đầu tiên trên thế giới đối với phương pháp điều trị này và đang được tiến hành tại 3 bệnh viện tại Lon Don - Bệnh viện University College, Bệnh viện Nhi đồng Evelina và Bệnh viện Queen Charlotte - cũng như Bệnh viện Phụ nữ Liverpool.

Thử nghiệm được dẫn đầu bởi Giáo sư Denis Azzopardi, một chuyên gia nhi khoa tại đại học Imperial - Lon Don. Đồng nghiệp của ông, Tiến sĩ Kapetanakis Andrew cho biết: "Ở các nước phát triển cứ 1.000 ca sinh nở thì có một đến hai trường hợp sinh ngạt và có thể để lại những hậu quả nặng nề suốt đời cho trẻ em và gia đình của họ. Vì thế chúng tôi đã cố gắng tìm ra phương pháp điều trị mới có thể đem lại kết quả tốt nhất".

Đề phòng trẻ bị ngạt khi sinh

Để tránh biến chứng nguy hiểm này, mẹ bầu cần đến đẻ tại cơ sở y tế có nữ hộ sinh chăm sóc theo dõi chuyển dạ và đỡ.

Nếu đẻ chỉ huy, phải theo dõi sát cơn co tử cung và tim thai. Nếu tim thai cao trên 165 lần/phút hoặc dưới 120 lần/phút là báo hiệu tình trạng suy thai, nếu không xử lý tốt sẽ là nguyên nhân gây ngạt sơ sinh nguy hiểm. Phòng sinh cần có sẵn hệ thống ôxy để sử dụng khi cần thiết.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi trẻ bị ngạt khi sinh, trước hết phải làm thông thoáng đường hô hấp, loại bỏ hết dịch nhầy mà trẻ hít phải trong khi lọt lòng. Nguyên nhân chính của loại ngạt này là suy thai trong khi chuyển dạ. Vì vậy, việc chữa ngạt sau khi thai nhi xổ phải rất khẩn trương. Việc khẩn trương hút dịch có thể tiến hành cùng với việc kiềm hóa máu cho trẻ sơ sinh (tiêm dung dịch bicarbonat vào tĩnh mạch rốn cho bé). Cần ủ ấm cho trẻ trong suốt quá trình điều trị ngạt (bảo đảm bằng nhiệt độ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ), hô hấp hỗ trợ ngay bằng bóng ambu và ôxy.

Trẻ sinh ra phải được xử lý tốt đờm dãi

Hộ lý cần lau sạch các dịch ở mồm, mũi và cuối cùng là họng trẻ khi đầu trẻ vừa xuất hiện ở âm môn. Dùng gạc sạch bọc vào đầu ngón tay lau sạch nhớt ở khoang miệng của trẻ hoặc dùng máy hút nhớt (nếu có điều kiện). Những biện pháp này đủ làm sạch và thông thoáng đường hô hấp trên trước khi trẻ hít vào. Đây là các cách thay thế hoàn toàn cho động tác dốc ngược đứa trẻ trước kia hay dùng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Việc chữa ngạt sau khi thai nhi xổ phải rất khẩn trương. Việc hút dịch nhanh chóng có thể tiến hành cùng với việc kiềm hóa máu cho trẻ sơ sinh (tiêm dung dịch bicarbonat vào tĩnh mạch rốn cho bé). Sau đó cần ủ ấm cho trẻ trong suốt quá trình điều trị ngạt (bảo đảm bằng nhiệt độ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ), hô hấp hỗ trợ ngay bằng bóng ambu và ôxy.

Trong trường hợp trẻ ngạt thứ phát (nghĩa là trẻ đã hít nhiều dịch vào đường khí quản) thì phải cho ống hút vào sâu trong khí quản để hút cho sạch, trước khi hô hấp hỗ trợ. Nếu không có dụng cụ thì có thể hút bằng mồm: đặt mồm vào mũi trẻ sơ sinh để hút, đồng thời dùng tay bịt kín miệng trẻ. Phương pháp hút này cũng có hiệu quả rất cao nhất là khi trẻ ngạt ở tuyến y tế cơ sở.

Theo khoahoc.com, vnexpress

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

MeKrobis