Rạch và khâu tầng sinh môn - Cảm giác kim đến đâu biết đến đấy này mẹ đã từng trải qua?

Khâu tầng sinh môn là một trong những quy trình phổ biến với mẹ sinh thường. Nhưng mẹ có biết cảm giác khi bác sĩ rạch và khâu từng đường kim mũi chỉ của quá trình này như thế nào?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sinh thường bị rạch tầng sinh môn là trải nghiệm khó quên với bất cứ mẹ nào. Sau khi sinh, chị em cũng cần có chế độ chăm sóc đúng cách để vết khâu tầng sinh môn mau lành. Dưới đây là tâm sự và chia sẻ về trải nghiệm này của 1 mẹ sinh thường.

Nội dung bài viết:

  • Chia sẻ của mẹ Huyền về trải nghiệm sinh thường bị rạch tầng sinh môn
  • Các bước khâu tầng sinh môn
  • Lời khuyên của bác sĩ sau khi khâu tầng sinh môn
  • Khi nào mẹ nên đến gặp bác sĩ?
  • Gợi ý cách giảm đau cho mẹ sau khi sinh

Chia sẻ của mẹ Huyền

Chị Huyền, một bà mẹ đã trải qua 2 lần sinh nở, chia sẻ với theAsianparent những trải nghiệm khó quên khi "được rạch và khâu tầng sinh môn".

Sau hơn chục tiếng vật vã với cơn đau chuyển dạ, mình lên bàn đẻ với tâm thế sẵn sàng chiến đấu vì như mọi người truyền kinh nghiệm rằng "Chả có gì đau bằng đau đẻ đâu, yên tâm đi!". Sau khi rặn một hồi, bác sĩ bảo, phải rạch tầng sinh môn thôi, vì đầu em bé to quá. Lúc đó nghĩ bụng, chắc kiểu gì cũng có thuốc tê í mà, khỏi lo đi.

Rạch rồi lại khâu tầng sinh môn, mẹ hãy chuẩn bị cho cảm giác khó quên trong đời này

Có thuốc tê thật mà không hiểu sao bác sĩ rạch đến đâu biết đến đó. Một chốc sau thì em bé của mình chui ra, đáng yêu vô cùng tận. Chính trong cái phút lâng lâng vì hạnh phúc đó, mình chợt cảm nhận một nỗi đau xé trời xé đất vì bác sĩ đang khâu tầng sinh môn sau khi rạch và sinh xong. Kim đi đến đâu, biết đến đó.

Các mẹ hỏi mình đau bằng đau đẻ không? Mình bảo thật ra đau đẻ vẫn đau nhất rồi, nhưng cái cảm giác mũi kim sợi chỉ khâu qua khâu lại phía bên dưới làm mình khó tả luôn. Vì lúc đó thuốc tê chắc cũng đã hết, đau mà chỉ biết rơi nước mắt chứ hết sức để hét. Đi đẻ chắc là trải nghiệm kinh hoàng nhất của đời mình rồi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ có thể quan tâm:

Có nên khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau khi sinh?

Tầng sinh môn là gì?

Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tuyết - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park cho biết tầng sinh môn là phần môn nằm giữa hậu môn và âm đạo, bao gồm tất cả các phần mềm cân, cơ, dây chằng bịt lỗ dưới khung chậu, có chiều dài khoảng 3-5cm. Tầng sinh môn có cấu tạo gồm 3 tầng: tầng sâu, tầng giữa và tầng nông, mỗi tầng có lớp cơ và được bao bởi 1 lớp cân riêng là tầng sâu, tầng giữa và tầng nông.

Vai trò của tầng sinh môn là bảo vệ, nâng đỡ các cơ quan vùng chậu như âm đạo, trực tràng, bàng quang, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tình dục, là cửa giao hợp để tiếp nhận tinh trùng vào tử cung. Đặc biệt tầng này có vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh đẻ, giúp trẻ sinh ra dễ dàng và an toàn hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi sinh thường, bộ phận sinh dục nữ dần mở rộng để thai nhi dễ chui lọt ra bên ngoài. Tuy nhiên việc giãn nở cũng có giới hạn. Trong những trường hợp như vậy, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ thực hiện 1 thủ thuật nhỏ là rạch 1 đường ngắn ở tầng sinh môn để giúp thai nhi ra đời nhanh chóng và hạn chế việc sản phụ bị rách tầng này.

Thủ thuật cắt tầng sinh môn khi sinh thường (Nguồn ảnh: suckhoedoisong)

Các bước khâu tầng sinh môn

Tầng sinh môn sẽ được khâu làm 3 lớp: lớp thành âm đạo, lớp cơ tầng sinh môn và lớp da. Lớp da có thể khâu bằng chỉ không tiêu hoặc khâu luồn dưới da bằng chỉ tiêu. Khi khâu tầng sinh môn phải đảm bảo nguyên tắc là không bị chồng mép, không so le và không còn khoảng trống giữa các lớp.

Nếu chỉ khâu ở phía ngoài mà không lấy sâu vào tổ chức vùng đáy chậu, niêm mạc âm đạo và lớp cơ có thể đưa đến giãn rộng âm đạo (ảnh hưởng đến chuyện sinh hoạt vợ chồng về sau) và có thể là một yếu tố góp phần gây ra sa trực tràng, sa bàng quang, sa tử cung.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ sẽ được khâu phục hồi tầng sinh môn sau khi sổ nhau và buồng tử cung sạch, tử cung co tốt, cổ tử cung bình thường. Vết khâu tầng sinh môn sẽ được kiểm tra (xem có bị sưng nề, bầm tím, đỏ đau nhiều, có tụ máu âm hộ, âm đạo, chân chỉ có mủ… hay không).

Lời khuyên của bác sĩ sau khi khâu tầng sinh môn

Mình cần dùng thuốc 3 lần mỗi ngày để sát trùng. Nên tự tay vệ sinh cẩn thận (dù rất đau) khi đi ngoài, thay băng vệ sinh sạch nhiều lần trong ngày. Mình phải tập đi tiểu, ngồi dậy đi lại, tránh bị táo bón vì nếu táo bón, việc rặn sẽ gây ảnh hưởng đến sự phục hồi của vết khâu.

Thông thường bác sĩ sẽ cho kháng sinh trong 5 đến 7 ngày. Việc mình cần làm là uống thuốc đều, nghỉ ngơi, cố gắng chịu đựng cơn đau để vệ sinh vùng kín tốt. Nếu vết khâu tốt, sau khoảng 7 ngày vết thương sẽ hồi phục.

Nên chú ý nghỉ ngơi để nhanh phục hồi (Nguồn ảnh: dantri)

Bác sĩ có chia sẻ với mình, có một số trường hợp âm đạo của mẹ giãn đủ rộng để em bé đi qua sẽ không cần phải rạch tầng sinh môn. Còn nếu âm đạo bạn hẹp, việc rặn quá sức mà không chủ động cắt sẽ khiến tầng sinh môn bị rách. Vết thương sẽ xấu, khó khâu hơn và thậm chí gây biến chứng chảy máu nặng nề.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu mẹ ở một trong những trường hợp sau sẽ cần cắt tầng sinh môn:

  • Em bé không đủ oxy
  • Sinh khó như em bé nằm ngôi mông hay chân ra trước khi vai em bé bị mắc lại
  • Rặn thời gian dài khi sinh
  • Sinh cần dùng forceps hay máy hút hỗ trợ
  • Em bé quá lớn
  • Em bé sinh non.

Mẹ có thể quan tâm:

Cách chăm sóc vết khâu sau sinh ở tầng sinh môn

Khi nào mẹ nên đến gặp bác sĩ?

  • Vết khâu tầng sinh môn đau bất thường, mưng mủ hay có mùi hôi vì đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn
  • Sốt hay ớn lạnh
  • Đau bụng dưới nhiều
  • Cảm giác nóng rát hay đau nhiều khi tiểu
  • Cần phải vào toilet vì mắc đại tiện
  • Không thể kiểm soát trung tiện
  • Chảy máu nhiều hơn hay ra máu cục.

Cách giảm đau cho mẹ sau khi sinh thường bị rạch tầng sinh môn

Chườm lạnh là cách giảm đau tầng sinh môn hiệu quả (Nguồn ảnh: dantri)

  • Chườm lạnh có thể giúp giảm đau và giảm viêm sưng. Các mẹ có thể ngồi vào bồn nước lạnh, sau đó lau khô vết khâu với khăn sạch.
  • Thuốc giảm đau là biện pháp hiệu quả. Có thể yêu cầu bác sĩ để được kê thuốc giảm đau mà không ảnh hưởng đến sữa mẹ.
  • Nếu bị đau khi ngồi, các mẹ nên ngồi trên đệm hơi có thể điều chỉnh được sự căng phồng để giúp thoải mái hơn.
  • Nhiều mẹ sẽ thấy đau khi quan hệ trong vài tháng đầu. Nếu rơi vào tình huống này, các mẹ nên nói với chồng và chờ đợi cho đến khi vết khâu lành hoàn toàn.
  • Giữ vết khâu sạch sẽ và khô ráo theo lời khuyên của bác sĩ, đặc biệt là sau khi tiểu tiện. Nếu việc đại tiện khiến các mẹ đau nhiều, mẹ nên dùng thuốc làm mềm phân trước.
  • Tuyệt đối mẹ không nên thụt rửa, dùng tampon hay quan hệ tình dục cho đến khi bác sĩ cho phép.
  • Một số chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cũng giúp ích ít nhiều.

Nguồn tham khảo: 5 điều chị em nên biết về tầng sinh môn - Vinmec

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác! 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Ele Luong