Hoóc môn khi mang thai giảm thấp có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Hoóc môn khi mang thai của mẹ bầu là chất mà cơ thể sản sinh ra, vào trong máu và được đi tới các bộ phận của cơ thể. Nó có nhiệm vụ chính là kích hoạt hoặc ngăn chặn các quá trình làm việc của tế bào. Nhờ có hoóc môn mà các hệ cơ quan trong người chúng ta có thể hoạt động bình thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hoóc môn khi mang thai xuất hiện ngay từ những ngày đầu thai kỳ là một trong những thay đổi cơ thể khi mang thai của mẹ bầu. Với tên gọi Human Chorionic Gonadotropin – nó là một loại hoóc môn đặc biệt quan trọng, chỉ tiết ra khi người phụ nữ có thai. Bài viết sẽ nói rõ hơn về các loại hoóc môn trong quá trình mang thai của mẹ bầu.

  • 3 loại hoóc môn khi mang thai nào mẹ bầu cần biết?
  • Hoóc môn khi mang thai giảm thấp có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

3 loại hoóc môn khi mang thai nào mẹ bầu cần biết?

Hoóc môn là chất mà cơ thể sản sinh ra, vào trong máu và được đi tới các bộ phận của cơ thể. Nó có nhiệm vụ chính là kích hoạt hoặc ngăn chặn các quá trình làm việc của tế bào. Nhờ có hoóc môn mà các hệ cơ quan trong người chúng ta có thể hoạt động bình thường.

Bạn có thể chưa biết:

100 sự thật thú vị về thai kỳ có thể mẹ bầu chưa biết

15 dấu hiệu có thai chỉ sau 2 tuần quan hệ chuẩn nhất cho chị em

 

Khi người mẹ mang thai, lượng hoóc môn trong cơ thể sẽ có những thay đổi lớn. Quá trình này sẽ bắt đầu ngay khi trứng được thụ tinh và trong suốt thời kỳ mang bầu.

Hoóc môn hCG giúp mẹ biết mình đang mang bầu

Loại hoóc môn đầu tiên sẽ có sự thay đổi là hCG. Tên gọi khác của nó là Human Chorionic Gonadotropin. Đây là loại hoóc môn được sản sinh ngay khi bắt đầu quá trình thụ tinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào giai đoạn đầu, loại hoóc môn này có nhiệm vụ kích thích buồng trứng tạo ra các loại hoóc môn khác. Khi nhau thai đã được hình thành hoàn thiện, lượng hoóc môn hCG cũng sẽ giảm dần do đã hoàn thành công việc của mình.

Nhiệm vụ của hoóc-môn này là thông báo cho cơ thể người mẹ biết về sự hiện diện của thai nhi để mẹ kịp thời chuẩn bị sức khỏe nuôi dưỡng một em bé. hCG cũng báo hiệu buồng trứng ngừng hoạt động sản xuất trứng dẫn đến tình trạng mất kinh nguyệt. Lượng hCG tăng lên vô cùng nhanh chóng trong những ngày đầu tiên. Thông thường, chỉ sau 2 ngày là hoóc-môn này tăng lên gấp đôi. Khi mẹ sử dụng que thử thai để kiểm tra mình đã mang thai chưa, lượng hoóc-môn trong nước tiểu khiến que hiện lên 2 vạch đây là dấu hiệu mang thai đầu tiên của mẹ.

Chính sự thay đổi của hoóc môn hCG dẫn đến những thay đổi khi mang thai của mẹ bầu cảm thấy buồn nôn, chóng mặt vào thai kỳ đầu tiên. Nếu mẹ có các biểu hiện của ốm nghén nặng và kéo dài thì rất có thể do hoóc môn hCG trong cơ thể mẹ quá cao.

Ảnh: Hoóc môn khi mang thai Estrogen sẽ khiến mẹ đau nhức

Hoóc môn mang thai Estrogen

Đây là loại hoóc môn được sản xuất trực tiếp từ buồng trứng. Vào thời gian mẹ đang mang thai, cùng với hCG, hoóc môn này sẽ giúp hình thành các sợi cơ ở tử cung.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra hoóc môn Estrogen còn có các chức năng khác như:

  • Kích thích phần cơ của tử cung dày lên để thích nghi với việc chứa thai nhi. Nhờ hoóc môn này mà tử cung có thể giãn thêm gấp hàng trăm lần so với trước khi mang thai. Đến khi thai đủ tuần tuổi, tử cung đã có kích thước lớn đến khó tin (từ chỉ chứa được 10ml lên tới 3.000-5000ml). 
  • Nhờ hoóc môn Estrogen mà xương chậu của người phụ nữ được nới rộng cho phù hợp với quá trình sinh đẻ. Đây cũng chính là lý do vì sao các mẹ bầu cảm thấy đau nhức trong thai kỳ.
  • Loại hoóc môn này còn có tác dụng kích thích máu tuần hoàn nhiều hơn. Do đó, giúp máu đưa dinh dưỡng và oxy đi nuôi thai nhi trong tử cung được nhanh chóng. Hoóc môn Estrogen góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển thể chất, trí não của thai nhi.
  • Vào thai kỳ, hoóc môn Estrogen sẽ giúp thành mạch máu được giãn rộng. Kết quả là các chất lỏng được thấm qua thành mạch máu đến các cơ dễ dàng hơn. Điều này giúp giải thích vì sao các mẹ lại bị phù nề khi đi hoặc đứng nhiều.
  • Với hoóc môn Estrogen, âm đạo của mẹ sẽ được tăng cường môi trường axit. Nhờ đó người mẹ sẽ khó bị nhiễm khuẩn hơn trong khi đang có bầu.     
  • Sau khi sinh em bé, hoóc môn này khiến bầu vú mẹ trở nên lớn hơn, giúp ích cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.

Hoóc môn Estrogen sẽ từ từ thay đổi trong suốt quá trình thai kỳ. Mẹ có thể nhận thấy điều này thông qua các dấu hiệu như:

  • Vùng da bụng sẫm màu
  • Đầu ti trở nên đen hơn
  • Một số mẹ dễ bị mẩn đỏ
  • Mẹ bầu có thể bị chướng bụng, đầy hơi và táo bón nhiều hơn.

Hoóc môn mang thai Progesterone

Đây là hoóc môn có nhiệm vụ quan trọng. Nó phối hợp với hoóc môn Estrogen để hỗ trợ hoặc hạn chế mức độ làm việc của các hoóc môn khác khi không cần thiết. Chẳng hạn như:

Bạn có thể chưa biết:

TĂNG CÂN KHI MANG THAI – Những điều mẹ bầu không thể bỏ qua

Ốm nghén khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này

Trong khi hoóc môn Estrogen kích thích để tử cung giãn nở lớn hơn và sẵn sàng co bóp thì hoóc môn Progesterone sẽ kiềm chế để tử cung không co bóp khi chưa cần thiết. Nhờ đó mẹ bầu sẽ tránh được hiện tượng sảy thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Hoóc môn Progesterone kết hợp với Estrogen giúp cho thành tử cung trở nên dày hơn, phù hợp với quá trình hình thành phôi thai. Cũng nhờ hoóc môn này mà cơ thể người mẹ tích lũy thêm chất béo, đáp ứng nhu cầu về năng lượng trong khi mang bầu.
  • Progesterone sẽ đóng vai trò để các cơ, xương khớp của người mẹ được kéo giãn ra. Vì thế mẹ bầu đừng ngạc nhiên tại sao khi có bầu mình lại dễ đau nhức khắp người đến như vậy.  

Sau khi sinh, Progesterone và Estrogen sẽ từ từ giảm dần vì chúng được sinh ra từ nhau thai của bé. Khi con cất tiếng khóc chào đời cũng là lúc nhau thai bong ra. Điều này đồng nghĩa với việc cả 2 loại hoóc môn trên sẽ biến mất hoàn toàn.

Ảnh: Hoóc môn Progesterone nếu ở mức thấp có thể khiến mẹ bị sảy thai

Hoóc môn khi mang thai giảm thấp có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Thông thường, nếu trước khi mang thai mà lượng hoóc môn Progesterone ở mức thấp thì có thể khiến người phụ nữ khó thụ thai. Trong quá trình có bầu, nếu Progesterone ở mức thấp, điều này đồng nghĩa với việc mang thai của mẹ có thể không thành công. Khi đó mẹ sẽ có hiện tượng sảy thai tự nhiên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Với vấn đề này, bác sĩ có thể giải quyết bằng cách tăng thêm hoóc môn cho mẹ bầu qua đường tiêm thuốc hoặc nhét thuốc.

Khi mang thai, nếu mẹ bầu thấy chân tay lạnh ngắt, nhiều độ cơ thể giảm xuống thì rất có thể lượng hoóc môn Progesterone của mẹ không ở mức tiêu chuẩn. Khi đó các mẹ cần nhanh chóng đi khám để được phát hiện và xử lý kịp thời.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương