Những câu hỏi thường gặp về bệnh tai – mũi – họng ở trẻ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những câu hỏi thường gặp về bệnh tai – mũi – họng ở trẻ

Các bệnh về tai mũi họng thường gặp ở trẻ dưới 6 tuổi. Nhất là khi thay đổi thời tiết, thay đổi môi trường sống. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Chuyên mục hỏi đáp sức khoẻ trẻ em của chúng tôi sẽ giải đáp những bệnh về tai mũi họng mà trẻ hay gặp phải khi giao mùa.

Viêm VA (sùi vòm mũi họng)

Hỏi đáp sức khoẻ trẻ em

Viêm VA là nhóm bệnh đứng hàng đầu trong các viêm nhiễm tai mũi họng ở trẻ em (khoảng 40% số trẻ dưới 5 tuổi). Viêm VA được chia thành 2 loại là viêm VA cấp tính và viêm VA mạn tính.
Bệnh viêm VA cấp tính thường hay gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi đến 3 – 4 tuổi. Khi bị viêm VA cấp tính trẻ thường có triệu chứng: Sốt cao, quấy khóc, bỏ bú, biếng ăn, có khi ỉa chảy hoặc nôn trớ. Với bệnh viêm VA mạn tính, trẻ thường có các biểu hiện như: Ngạt mũi, ngạt cả hai bên mũi, ngày càng tăng có khi làm cho trẻ phải há mồm để thở do tiết nhầy; Chảy dịch mũi kéo dài hàng tháng (thò lò mũi xanh) gây viêm mũi, có khi viêm loét tiền đình mũi; Trẻ không sốt, cơ thể phát triển chậm so với trẻ cùng lứa tuổi, kém nhanh nhẹn, hay ốm vặt, sốt vặt. Người gầy mảnh khảnh, đêm ngủ không yên giấc, hay giật mình hoảng sợ, ngủ ngáy to, hay đái dầm. Trẻ đãng trí, kém tập trung tư tưởng do nghễnh ngãng và do thiếu oxy não kéo dài.

Cách phòng bệnh:

– Vệ sinh mũi họng;

– Trong các đợt dịch sởi, cúm có thể nhỏ mũi đồng loạt bằng nước muối sinh lý;

– Giữ ấm cổ ngực đặc biệt khi mùa đông hoặc thời tiết thay đổi;

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Tăng cường sức đề kháng của trẻ;

– Tiêm chủng đầy đủ.

Viêm amidan

Hỏi đáp sức khoẻ trẻ em

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Viêm amidan là nhóm bệnh rất hay gặp ở trẻ 6 – 7 tuổi. Bệnh có thể gặp dưới 2 dạng là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mạn tính. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do virus, vi khuẩn gây nên. Người ta cũng lưu ý đặc biệt đối với liên cầu β tan huyết nhóm A là tác nhân chính gây biến chứng toàn thân cho trẻ như thấp khớp cấp, thấp tim, viêm cầu thận mạn… Ngoài ra còn có những yếu tố thuận lợi khác như cơ địa tạng tân, các yếu tố thời tiết nóng ẩm, bụi, khói thuốc, sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, kém dinh dưỡng…

Cách phòng bệnh:

– Chú ý vệ sinh răng, miệng, họng bằng cách súc họng đối với trẻ lớn; sát trùng mũi họng đối với trẻ nhỏ trong các vụ dịch;

– Giữ ấm vùng cổ, ngực cho trẻ trong mùa lạnh, đặc biệt khi thời tiết thay đổi;

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi;

– Chú ý tiêm chủng cho trẻ đầy đủ;

– Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói, bụi, vùng môi trường bị ô nhiễm.

Viêm mũi xoang

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm mũi xoang như: Do nhiễm vi khuẩn, virus (nhiễm khuẩn do trẻ bị viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm mũi, viêm lợi, viêm tủy răng…), nấm, do dị vật (gặp viêm xoang một bên ở trẻ), dị ứng, chấn thương, trào ngược dạ dày thực quản. Một số yếu tố thuân lợi làm trẻ dễ bị viêm mũi xoang hơn như điều kiện sống, môi trường bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi, khói, bụi… Khi bị viêm mũi xoang trẻ có các triệu chứng như: nhiễm trùng rõ rệt, sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn, mệt mỏi, kém ăn…

Cách phòng bệnh:

– Tránh cho trẻ tiếp xúc với lạnh, bụi, khói…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Điều trị tốt các ổ viêm nhiễm ở vùng mũi họng, răng miệng;

– Điều trị tốt các bệnh viêm đường hô hấp;

– Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức chống đỡ của niêm mạc mũi xoang.

Viêm tai giữa

Hỏi đáp sức khoẻ trẻ em – bệnh viêm tai giữa

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Y học hiện đại chia bệnh viêm tai giữa thành 2 loại là viêm tai giữa nguy hiểm và viêm tai giữa không nguy hiểm. Trong đó, viêm tai giữa nguy hiểm được hiểu là những viêm nhiễm tại tai có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh (biến chứng nội so do tai) hoặc tổn thương nặng nề chức năng nghe của tai, đó là viêm tai giữa có cholesteatoma, viêm tai dính… Viêm tai giữa không nguy hiểm là viêm tai giữa mủ nhầy và là dạng tổn thương niêm mạc là chính. Biểu hiện của bệnh là trẻ kêu đau tai, sốt cao, chảy nước tai (chảy dịch, chảy mủ). Ngoài ra, có những trẻ còn kèm theo viêm mũi, chảy nước mũi. Với bệnh này, trẻ cần phải được điều trị kịp thời, nếu không sẽ gây thủng màng nhĩ. Từ đó, làm trẻ nghe kém và ảnh hưởng đến việc học tập và sinh hoạt sau này của bé.

Cách phòng bệnh:

– Cho trẻ bú sữa mẹ, không nên cho bú bình;

– Dạy trẻ cách xì mũi, không xì mũi bằng cách bịt cả hai lỗ mũi, nhỏ thuốc thông thoáng rồi xì từng bên một;

– Điều trị triệt để viêm mũi họng, viêm xoang, VA;

Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng cách nhỏ thuốc mũi, xúc họng…

Lời khuyên của bác sĩ

  • Tạo môi trường trong lành, vệ sinh cho trẻ chơi. Đồ chơi của trẻ nên được vệ sinh thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn
  • Cho trẻ chơi ở môi trường trong lành bên ngoài để trẻ có thể tiếp xúc với ánh sáng. Không khí tự nhiên tạo sức đề kháng tốt hơn.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường đông người vì ở đó có thể là nơi trú ngụ của nhiều loại mầm bệnh.
  • Tăng cường dinh dưỡng với đầy đủ dưỡng chất cho mỗi bữa ăn của trẻ để tạo sự miễn dịch.
  • Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ, tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh với xà phòng để ngừa khuẩn
  • Không cho trẻ ăn nhiều đồ ăn lạnh như kem, uống nước đá để tránh bị ho và viêm họng.

Tổng hợp cho theAsianparent Việt Nam

Xem thêm chuyên mục các bệnh của trẻ em

Bài viết của

ngocanh