Phát triển ngôn ngữ cho trẻ bị hội chứng tự kỷ (ASD)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ mắc hội chứng tự kỷ (ASD) thường gặp khó khăn trong phát triển ngôn ngữ và giao tiếp. Tuy nhiên có những cách bạn có thể làm để giúp con bạn học ngôn ngữ ASD.

Phát triển ngôn ngữ ở trẻ mắc hội chứng tự kỷ (ASD)

Tất cả trẻ em bắt đầu phát triển ngôn ngữ từ khi mới được sinh ra. Điều này được thực hiện thông qua mối quan hệ với những người khác.

Hội chứng tự kỷ (ASD)

Đối với trẻ mắc hội chứng tự kỷ (ASD) thì việc này khó khăn hơn so với trẻ em phát triển bình thường.

Bởi lẽ trẻ bị ASD có khuynh hướng ít quan tâm đến người khác trong 12 tháng đầu đời. Bé tập trung hơn vào những thứ đang diễn ra xung quanh mình. Bởi vì bé không cần hoặc không muốn giao tiếp với người khác nhiều như trẻ phát triển thường, do đó bé không có nhiều cơ hội để phát triển kỹ năng ngôn ngữ.

Ví dụ, bé ba tháng tuổi bị phân tâm bởi cái quạt trần sẽ không hứng thú chơi đùa với bố mẹ. Đến chín tháng, nếu bé vẫn không quay ra về phía bố mẹ, bé ít có khả năng thể hiện những gì mình muốn. Bé sẽ không lắng nghe bố mẹ khi được gọi. Như vậy bé đã bỏ lỡ những cơ hội xây dựng vốn từ vựng cho mình.

Hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho trẻ ASD

Tạo cơ hội để giao tiếp

Nếu con bạn mắc hội chứng tự kỷ (ASD) hãy tạo cho trẻ các cơ hội để giao tiếp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể tạo môi trường để sử dụng ngôn ngữ nhiều hơn trong hoạt động hàng ngày. Ví dụ, bạn có thể để đồ chơi yêu thích ra khỏi tầm với để con cần phải yêu cầu nó. Hoặc lật sách ảnh và chỉ cho con những gì bạn tìm thấy.

Dần dần bạn hãy tăng độ khó lên. Ví dụ, lúc đầu chỉ nói ‘đồ chơi’ khi bé yêu cầu, sau đó yêu cầu bé nói ‘cho con đồ chơi’.

Vừa chơi vừa học

Chơi là cách trẻ học, kể cả học ngôn ngữ. Bằng cách chơi trò chơi với con bạn. Thông qua các trò chơi hàng ngày, bạn có thể tạo cơ hội cho con phát triển ngôn ngữ.

Ví dụ, khi chơi ghép hình, bạn có thể đưa cho con một mảnh ghép khi bé yêu cầu bằng cách giao tiếp bằng mắt. Hoặc nếu bạn đang làm món ăn nhẹ, bạn có thể cho bé một lát táo sau khi bé yêu cầu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tạo lập ngôn ngữ

Bạn có thể dạy con cách trả lời hoặc yêu cầu một cái gì đó bằng mô hình cho con bắt chước. Mô hình liên quan đến việc nói, biểu hiện và cử chỉ trên khuôn mặt. Bạn sẽ cho con xem ví dụ đểcon học theo, ở một mức độ phù hợp với bé.

Ví dụ: bạn có thể giải thích bạn đang làm gì, như nói ‘mở cửa’ khi bạn mở cửa xe. Bạn cũng có thể bình luận về những gì con bạn đang làm, như nói ‘mắc kẹt’ khi bé cố gắng mở một dây kéo trên túi.

Nếu con của bạn đang cố gắng nói điều gì đó. Bạn hãy  gợi ý những từ mà bạn nghĩ rằng bé cần, như ‘mẹ giúp’ khi con không thể mở được gói thức ăn.

Hãy dùng cụm từ dài hơn 1-2 từ so với số từ con bạn có thể nói. Ví dụ: nếu con chưa biết nói, hãy nói mẫu 1-2 câu. Nếu bé nói 2-3 từ trong 1 câu, hãy lặp lại và thêm một vài từ nữa để dạy bé nói những câu dài hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xây dựng kỹ năng cho con

Để phát triển ngôn ngữ, trẻ cần các cơ hội thường xuyên và động lực để thực hành các kỹ năng cụ thể.

Ví dụ, bạn tạo kỹ năng như chào mọi người. Con bạn có thể bắt đầu với lời chào mẹ khi mẹ đi làm về. Bước tiếp theo có thể là nhìn âu yếm, và nói ‘xin chào’. Dạy bé giữ kỹ năng này cả khi bà đến thăm.

Phần thưởng cho bé

Bạn có thể thưởng cho con khi bé biết lắng nghe, hiểu hoặc thể hiện bản thân. Đây có thể là hệ quả tất yếu như cho con mảnh ghép tiếp theo khi con yêu cầu; hay mỉm cười thích thú khi con đưa cho bạn món đồ chơi.

Tặng phần thưởng cho con không có nghĩa là cho con kẹo hoặc sticker.

Sự khác biệt ngôn ngữ ở trẻ ASD

Trẻ mắc hội chứng tự kỷ (ASD) gặp khó khăn khi giao tiếp với người khác.

Phát triển ngôn ngữ chậm, không biết giao tiếp, hoặc có vấn đề trong sử dụng ngôn ngữ nói. Trẻ có thể không biết sử dụng cử chỉ để bù cho những vấn đề với từ ngữ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ em bị ASD có xu hướng giao tiếp chỉ để yêu cầu điều gì đó. Họ không có xu hướng giao tiếp vì lý do xã hội, như chia sẻ thông tin.

Thường gặp khó khăn giao tiếp với mọi người. Ví dụ, không biết nhìn vào mắt hoặc để người khác tiếp tục trong một cuộc trò chuyện.

Để giao tiếp hiệu quả, trẻ em cần:

  • hiểu những gì người khác nói (ngôn ngữ tiếp nhận)
  • thể hiện bản thân bằng các từ và cử chỉ (ngôn ngữ biểu cảm)
  • sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ tiếp thu và biểu cảm theo cách thích hợp.

Theo Raisingchildren

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ngocanh