Năm học mới vừa bắt đầu đã có nhiều tai nạn ong đốt nhập viện: 26 học sinh tại Quảng Trị và 6 em tại Nghệ An

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hôm qua 7/9, đại diện UBND huyện Cam Lộ, Quảng Trị xác nhận trên địa bàn có sự việc 26 cháu học sinh tiểu học bị ong đốt phải nhập viện. Đến 9h30 hôm nay 8/9, Khoa Thường trực Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An tiếp nhận 6 em học sinh bị ong đốt vì chọc phá tổ ong.

26 học sinh tiểu học bị ong đốt

Trung tâm Y tế huyện Cam Lộ hiện đang điều trị cho nhiều học sinh tiểu học trên địa bàn bị ong đốt trong giờ ra chơi ở trường.

Khoảng 16:30 chiều 7/9, Trung tâm Y tế huyện Cam Lộ tiếp nhận 26 em học sinh (từ lớp 1 đến lớp 4 tại trường tiểu học Cam Lộ, thị trấn Cam Lộ đến cấp cứu điều trị vì bị ong đốt. Trong đó, có em bị ong đốt từ 3 – 4 nốt, chủ yếu ở vùng đầu và tai.

Nhóm học sinh tiểu học bị đàn ong tấn công vào giờ ra chơi. Trong số 26 em bị ong đốt có 2 trường hợp khá nặng, cấp độ 3 nhưng vẫn trong tầm kiểm soát của đơn vị, 24 em còn lại ở độ 1 và độ 2.

Trung tâm y tế Cam Lộ đã huy động 20 điều dưỡng và 4 bác sĩ để thăm khám, điều trị. Lãnh đạo trung tâm cho biết sức khỏe các em đã ổn định, 1 em được xuất viện, số còn lại có thể ngồi chơi nhưng cần ở lại theo dõi.

Cô Hồ Thị Hải Thanh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Cam Lộ cho hay nhà trường tạm ứng viện phí cho 26 em. Thầy cô chủ nhiệm, ban giám hiệu nhà trường đang cùng phụ huynh túc trực theo dõi tình trạng sức khỏe của các em đến khi ổn định. Đàn ong đã được 1 phụ huynh bắt đi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cấp cứu học sinh tiểu học bị ong đốt tại Nghệ An

Vào lúc 9h30 hôm nay 8/9, Khoa Thường trực Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An tiếp nhận 6 em học sinh, nhỏ nhất 6 tuổi (lớp 1), lớn nhất là 10 tuổi (lớp 5) được các cô giáo đưa đến trong tình trạng đau đớn và hoảng sợ.

Theo thông tin ban đầu mà các cô giáo cung cấp, trong giờ ra chơi, có một nhóm học sinh phát hiện trên cây xoài trong khuôn viên nhà trường có một tổ ong. Các em đã ném dép lên tổ ong làm bầy ong “nổi giận”. Qua thăm khám, có em bị 2 – 3 nốt, chủ yếu ở vùng đầu và tai.

Theo bác sĩ Vũ Ngọc Lân, Khoa Hồi sức Cấp cứu – Chống độc, trong số các học sinh bị ong đốt thì có 2 trường hợp nặng hơn, cần được nhập viện để theo dõi, điều trị. Hiện tại tình hình sức khỏe của các học sinh đã ổn định, đa số các cháu ở độ 1, độ 2 đang được điều trị.

Đến 12 giờ trưa nay (8/9), có thêm 10 em học sinh được nhà trường và phụ huynh đưa đến cấp cứu tại Khoa Thường trực Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa 115 vì lý do ong đốt, nâng tổng số học sinh bị ong đốt lên 16 người.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thông tin từ phía nhà trường, bầy ong tiếp tục tấn công các em một lần nữa, khi các em nghỉ để ăn trưa. Các học sinh lần này đa phần lớp 1 và cùng bị tấn công vào đầu, cổ, có em bị 3 – 4 nốt.

Bệnh viện đã huy động bác sĩ các khoa liên quan đến tăng cường tại Khoa Thường trực Cấp cứu để thăm khám, chăm sóc các em.

Cẩn thận khi bị ong đốt, đặc biệt là trẻ nhỏ

Ở nước ta, có nhiều loại ong có thể gây độc tố chết người như ong vò vẽ, ong đất, ong bầu, ong mật và một số ong ở các vùng rừng núi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi bị ong đốt, nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể tử vong ngay trong 30 phút đầu tiên. Nguy cơ tử vong không tùy thuộc vào lượng nọc độc và phản ứng của cơ thể.

Bàn tay bị ong chích (phải)

Nọc độc của ong có chứa nhiều chất cực độc gây giãn mạch, tăng thoát dịch, làm cho chỗ đốt sưng, phù nề, làm tê liệt hoạt động của hệ thần kinh và hoạt động cơ, thậm chí gây liệt cơ hô hấp, liệt thần kinh và tử vong.

Biểu hiện khi bị ong đốt: Lúc đầu, nạn nhân bị mẩn ngứa, đau, sưng nề vùng bị đốt; sau đó có thể có các biểu hiện sốc phản vệ như khó thở, thở rít, da tím tái, đau bụng, nôn, tụt huyết áp, tiêu chảy. Nạn nhân suy sụp rất nhanh, có nguy cơ bị suy hô hấp, trụy tim mạch rồi tử vong.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sơ cứu khi bị ong đốt

  • Đặt nạn nhân nằm yên một chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan truyền trong cơ thể
  • Khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ngòi chích của ong ra. Tuyệt đối không dùng tay nặn để lấy ngòi vì túi độc có thể sẽ vỡ, làm cho nọc độc lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể
  • Rửa sạch những chỗ có vết chích bằng xà phòng và nước ấm hoặc dung dịch sát trùng, sau đó đắp khăn lạnh hay túi chườm đá lên vùng bị đốt để làm giảm đau và giảm sưng
  • Cho nạn nhân uống nước để thải bớt độc tố
  • Sau khi sơ cứu, cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, đặc biệt khi có các biểu hiện bệnh nặng hơn.

Loài ong chỉ tấn công khi cảm thấy bị đe dọa

Các cách tránh tai nạn đáng tiếc do ong đốt

  • Căn dặn trẻ em tuyệt đối không đến gần,trêu ghẹo, ném, chọc phá tổ ong
  • Thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà để tránh ong làm tổ
  • Những người nuôi ong, lấy mật ong nhất thiết phải có trang phục bảo hộ
  • Tránh mặc quần áo sặc sỡ, sử dụng nước hoa, mỹ phẩm khi đi vào rừng hay đi dã ngoại
  • Khi bị ong tấn công, cần nhanh chóng trùm kín mặt và các phần da bị hở. Nếu biết bơi có thể lặn xuống nước để tránh bị ong tấn công. Có thể dùng nùi rơm hoặc giẻ tẩm dầu đốt có nhiều khói để xua tổ ong đi nơi khác.

Theo vnexpress

Xem thêm

 Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi