Tìm hiểu về dị tật sứt môi và hở hàm ếch ở trẻ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sứt môi và hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh, xảy ra trong quá trình phát triển bào thai và khi trẻ được sinh ra. Vậy nguyên nhân dẫn đến dị tật này là gì? Có cách nào để chữa trị cho trẻ hay không?

Sứt môi và hở hàm ếch là gì?

Sứt môi là một vết rãnh ở môi trên với kích thước khác nhau. Khe hở hàm ếch là một lỗ trên vòm miệng.

Tỷ lệ trẻ sinh ra bị sứt môi là khoảng 1:1.000 lần sinh. Còn với hở hàm ếch thì tỷ lệ này là 1:2500 lần sinh. Nhìn chung, khoảng 1 trong 800 ca sinh bị ảnh hưởng bởi sứt môi và/hoặc hở hàm ếch.

Mặt và môi trên phát triển trong tuần thứ 5 đến tuần thứ 9 của thai kỳ. Hầu hết các vấn đề về hở hàm ếch có thể được phát hiện khi siêu âm lúc 20 tuần hoặc ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, một khe hở ẩn trong lớp lót của vòm miệng có thể không được phát hiện trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm.

Một khe hở có thể dẫn đến các vấn đề về ăn, nói và nghe, nhiễm trùng tai, sâu răng, các vấn đề về phát triển hàm và các vấn đề tâm lý xã hội.

Nguyên nhân gây ra dị tật này

Không có nguyên nhân chính xác gây ra sứt môi và hở hàm ếch. Nó có thể xảy ra khi người trong gia đình bé bị tình trạng này. Bé cũng có thể bị dị tật này mặc dù không có yếu tố di truyền và nguyên nhân cụ thể. Điều này được gọi là ‘không thường xuyên'.

Không thể phòng tránh được sứt môi và hở hàm ếch. Nghiên cứu hiện tại cho thấy những gì cha mẹ làm khi mang thai không ảnh hưởng đến việc liệu con sinh ra có bị sứt môi và hở hàm ếch hay không.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các triệu chứng của sứt môi và hở hàm ếch

Sứt môi và hở hàm ếch có thể không xảy ra đồng thời. Nhưng chúng thường xuất hiện cùng nhau, đôi khi liên quan đến các vấn đề khác. Thông thường, chỉ có mô mềm bị ảnh hưởng. Thỉnh thoảng xương có thể liên quan, gây ra dị dạng cho mũi.

Sứt môi và hở hàm ếch khác nhau về mức độ nghiêm trọng. Có thể chỉ là một vết nhỏ ở môi trên, cho đến khuyết tật gò má và vòm miệng, đôi khi là mũi. Khi bị hở hàm ếch, lỗ trên vòm miệng tạo ra kết nối giữa miệng và mũi.

Trẻ bị 2 dị tật này sẽ gặp khó khăn khi ăn. Bởi vì trẻ sẽ thấy khó khăn hoặc không thể đưa thức ăn vào miệng. Mặc dù nuốt thì không có vấn đề gì.

Trẻ bị hở hàm ếch có nhiều khả năng có vấn đề về nghe và dịch ở tai giữa hơn. Ngoài ra còn có thể gặp vấn đề khi nói. Chẳng hạn như khó phát âm các phụ âm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, trẻ bị dị tật này thường là trẻ em bình thường.

Điều trị như thế nào?

Việc điều trị được tiến hành đối với 2 dị tật này sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của dị tật.

Ban đầu trẻ sẽ ăn bằng một ống đặc biệt, theo đó sữa sẽ được đưa vào mặt sau của cổ họng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sẽ cần được phẫu thuật. Loại, mức độ và số lượng ca phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào mức độ biến dạng. Phẫu thuật môi thường được tiến hành khi trẻ được 3 đến 6 tháng tuổi. Còn vòm họng vào khoảng 9 đến 12 tháng tuổi, trước khi trẻ bắt đầu biết nói. Các điều chỉnh nhỏ cũng có thể thỉnh thoảng được thực hiện trước khi trẻ bắt đầu đi học.

Kết quả thẩm mỹ sau ca phẫu thuật sứt môi thường rất tốt. Liệu pháp nói có thể giúp đỡ rất nhiều trong việc điều chỉnh âm thanh mũi trong trường hợp này. Trẻ em bị hở môi cần theo dõi thường xuyên với bác sĩ vì dễ bị nhiễm trùng tai và các vấn đề khác. Trẻ cần phải được chuyên gia thính giác (chuyên gia thính học) giám sát chặt chẽ.

Chăm sóc nha khoa cũng có thể cần thiết vì nhiều trẻ em sẽ bị mất răng hoặc răng bị dị dạng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo Pregnancybirthbaby

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ngocanh