5 câu hỏi thường gặp về hiện tượng lưu thai

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hiện tượng lưu thai là 1 chủ đề mà có lẽ ít có mẹ nào muốn đề cập đến, tuy nhiên việc nắm rõ những kiến thức cơ bản về hiện tượng này cũng là điều mẹ cần làm để chuẩn bị tốt hơn cho thai kỳ.

Thế nào là lưu thai?

Thông thường đối với các trường hợp thai lưu, các mẹ không biết điều gì thực sự đã xảy ra cho em bé hoặc làm thế nào chuyện không may này lại xảy ra với mình. Mẹ cũng đã biết chính xác thế nào là lưu thai chưa?

Bác sĩ sản phụ khoa Katleen del Prado, chuyên gia chăm sóc sức khỏe thai phụ có nguy cơ cao tại 1 bệnh viện tư ở Philippines định nghĩa thai lưu là hiện tượng thai nhi không còn tim thai khi được từ 5 tháng trở đi (stillbirth). Nếu thai dưới 5 tháng hoặc cân nặng dưới 500gr thì được gọi là sảy thai (miscarriage).

Thai lưu có thể được chia thành lưu thai sớm hay muộn tùy thuộc vào thời điểm xảy ra. Nếu thai nhi được phát hiện không còn tim thai ở thời điểm từ 20 – 27 tuần thì gọi là lưu thai sớm, từ tuần 28 – 36 gọi là lưu thai muộn và gọi chung là lưu thai khi được từ 37 tuần trở đi.

5 thắc mắc thường gặp về hiện tượng lưu thai

Thai lưu và sảy thai khác nhau thế nào?

Tùy theo từng quốc gia mà lưu thai (stillbirth) và sảy thai (miscarriage) được định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên có 1 điểm mà mọi người có thể dựa vào đó để phân biệt là khi bị thai lưu, mẹ vẫn có thể sinh em bé ra tuy nhiên thai nhi đã không còn sự sống, còn đối với sảy thai, sự kiện diễn ra bất ngờ khi thai nhi còn trong tử cung.

Có phải mẹ hoạt động quá nhiều thì sẽ bị thai lưu không?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị lưu thai, tuy nhiên việc mẹ hoạt động quá nhiều hay quá ít đều không có liên quan gì đến hiện tượng này.

Mẹ nằm ngửa thì sẽ không bị lưu thai có phải không?

Đây cũng là 1 quan niệm sai lầm mà nhiều mẹ hay tin tưởng. Có 1 sự thật là nằm nghiêng 1 bên, nhất là bên trái là tư thế nằm tốt nhất có mẹ bầu và có thể ngăn ngừa hiện tượng lưu thai. Ngủ nghiêng 1 bên cũng làm mẹ dễ chịu hơn, nhất là từ tháng cuối cùng của tam cá nguyệt thứ 2 trở đi.

Có phải khi vượt qua mốc 12 tuần thì mẹ sẽ không bị sảy thai hay lưu thai nữa không?

Các mẹ vẫn hay được truyền kinh nghiệm rằng nên đợi đến mốc 12 tuần rồi mới nên thông báo mình có thai rộng rãi để đảm bảo thai nhi được hình thành an toàn trong bụng mẹ, như lời các cụ ngày xưa là “có kiêng có lành”.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo các bác sĩ chuyên khoa, trong 3 tháng đầu (dưới 12 tuần) thì bào thai vẫn còn rất yếu ớt và dễ bị tổn thương bởi nhau thai chưa bám chặt vào tử cung người mẹ. Đồng thời trong quá trình hình thành cấu trúc cơ bản này, thai nhi dễ bị tác động bởi các yếu tố bất lợi bên ngoài hơn. Dù vậy thì kể cả khi qua mốc 12 tuần thì nguy cơ sảy thai lưu thai vẫn hoàn toàn có thể xảy ra. Mẹ cần luôn chú ý giữ an toàn và sức khỏe trong suốt thai kỳ để cả mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

 

Có cách nào chữa lưu thai được không?

Thực tế là hiện tượng lưu thai là không chữa được nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Cách dễ nhất mẹ nào cũng có thể làm là đếm chuyển động thai. Các bác sĩ khuyên rằng mẹ nên đếm chuyển động thai ngay sau khi ăn xong vì đây là thời điểm em bé hoạt động nhiều nhất.

1 cách khác để ngăn ngừa tình trạng không may này xảy ra như đã nói ở trên chính là nằm nghiêng bên trái khi ngủ đồng thời mẹ đừng quên duy trì nếp sinh hoạt khoa học và chế độ ăn lành mạnh, kết hợp với khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có phải thai lưu là do người mẹ không?

Nếu chẳng may rơi vào trường hợp bị thai lưu thì mẹ hãy luôn nhớ rằng, đây 100% không phải là lỗi của mẹ. Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này, kể cả những bà mẹ kỹ tính nhất, chăm sóc thai kỳ cẩn thận nhất. Đây hoàn toàn toàn không phải là lỗi của mẹ, hãy luôn ghi nhớ điều này.

Dự án #Sidekicks – Trợ thủ đắc lực: Giúp các gia đình chào đón những em bé khỏe mạnh

Dự án Sidekicks do theAsianparent xây dựng nhằm mục tiêu giúp các gia đình giảm thiểu tỉ lệ chết lưu và sảy thai vốn rất thường xuyên xảy ra ở các nước Đông Nam Á bằng cách tuyên truyền nhận thức về việc ngủ nghiêng, đếm cú đạp để theo dõi hoạt động của thai nhi và nhiều hoạt động thiết thực khác.

Để biết thêm thông tin, vui lòng đăng nhập tại Dự án #Sidekicks

Nguồn: theAsianparent Singapore

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi