5 mẹo để giúp con bạn tránh những sai lầm bất cẩn trong các bài kiểm tra toán!

Những sai lầm không cẩn thận có thể gây khổ sở cho mỗi học sinh ljo đối phó với toán học. Dưới đây là một số cách bạn có thể tránh những sai sót đáng sợ này trong thời gian kiểm tra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những sai lầm không cẩn thận có thể gây khổ sở cho mỗi học sinh khi phải đối phó với kiểm tra toán học. Dưới đây là một số cách bạn có thể tránh những sai.

Bạn đã nhận thấy rằng con của bạn hiểu tất cả các khái niệm toán học, nhưng vẫn không đạt điểm tối đa cho bài tập về nhà bé làm mỗi cuối tuần hoặc trong những bài kiểm tra toán. Sau đó, dù đã cố gắng, tại sao con của bạn tiếp tục về nhà với kết quả dở tệ khiến bé mất niềm tin vào khả năng của mình như thế?

Nếu bây giờ bạn chưa tìm ra lí do, bạn có thể muốn xem lại xem con của bạn có gặp phải  'những sai lầm đáng sợ' khiến bé bị trừ điểm liên tục trong các kỳ thi toán. Đây là những gì cả cha mẹ và giáo viên gọi là "kẻ kéo điểm thầm lặng". Nó có thể là điều duy nhất kéo con bạn từ điểm cao xuống điểm trung bình, hoặc thậm chí bỏ lỡ một điểm A. Nhưng bạn có thể làm gì để giúp bé với tư cách là cha mẹ?

Thứ nhất, bạn cần phải hiểu rằng trong khi thi bé phải làm bài trong một môi trường căng thẳng cao (trái ngược với bài tập thực hành đánh giá ở nhà). Điều này thường làm cho bé dễ bị mắc sai lầm bất cẩn một cách tự nhiên. Nhưng, đừng lo lắng! Bạn vẫn còn hy vọng. Có một số điều bạn có thể dạy con mình để giúp bé hiểu cách tránh và giảm thiểu những sai lầm bất cẩn trong các bài kiểm tra toán.

Đừng bỏ qua quá nhiều bước cùng một lúc

Tránh bỏ qua quá nhiều bước cùng một lúc khi làm phép cộng và trừ. Học sinh thường cố gắng bỏ qua một vài bước trong khi giải quyết bài toán bằng cách giải nhẩm để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, những bước tính nhẩm này không phải lúc nào cũng chính xác - nó có thể sẽ dẫn đến câu trả lời sai mặc dù các bước tính trước đều đúng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kiểm tra phép tính và kiểm tra ngược từ cuối lên

Đặt câu trả lời vào bài toán hoặc phương trình toán để kiểm tra độ chính xác. Nhiều học sinh bỏ qua điều này, đặc biệt là khi các bé làm vội để kịp thời gian, nhưng cách làm này rất quan trọng - việc này thường nhanh hơn là mắc sai lầm và phải kiểm tra lại toàn bộ bài một lần nữa.

Sử dụng đúng đơn vị

Đây lại là một sai lầm nhỏ nhưng dễ bị trừ điểm! Các đơn vị tính toán có thể gây khổ sở cho nhiều học sinh khi giải toán. Do đó, điều quan trọng là phải thật tỉnh táo với các đơn vị được trình bày trong các câu hỏi, đặc biệt là khi học sinh được yêu cầu phải chuyển đổi từ mét sang centimet hoặc ngược lại.

Quản lý thời gian

Đúng vậy, trong các kì kiểm tra toán, các bé cần phải làm thật nhanh để hoàn thành tất cả các câu hỏi trong một giới hạn thời gian nhất định. Nhưng đồng thời, điều quan trọng là bé không được phạm các lỗi sai khi cố gắng làm bài nhanh. Cố gắng không dành toàn bộ thời gian chỉ để giải quyết vấn đề cộng hoặc trừ đơn giản - hãy dạy bé phân bổ thời gian hợp lí để còn tập trung vào các câu hỏi phức tạp hơn trong bài kiểm tra toán.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trình bày gọn gàng

Nếu có thể, hãy dạy bé cố gắng trình bày mọi bước tính toán và phương trình một cách gọn gàng và có hệ thống. Điều này sẽ giúp bé tốn ít thời gian hơn trong việc kiểm tra các phương trình và cũng sẽ ngăn trẻ vô tình sao chép các câu trả lời khác với đáp án đúng.

Giống như bất cứ điều gì khác, bé cần phải tập luyện liên tục trước khi làm bài kiểm tra toán có thể làm chủ được "nghệ thuật" giải toán vừa nhanh vừa chính xác và tránh các sai lầm bất cẩn. Chúng tôi khuyên bạn nên giúp con em thực hiện những điều trên và rèn chúng thành một thói quen hàng ngày để học toán - điều này sẽ khiến khả năng nhận ra những sai lầm bất cẩn và khắc phục nó trở thành phản xạ tự nhiên của bé.

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Michelle Le