Gây tê màng cứng khi sinh thường có giúp mẹ quên đi cơn đau chuyển dạ hay không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Gây tê màng cứng khi sinh thường là phương pháp y học tiên tiến được áp dụng để giảm đau cho sản phụ trong quá trình sinh. Mẹ còn biết thêm gì về phương pháp này? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Thế nào là gây tê màng cứng

Gây tê ngoài màng cứng (đẻ không đau) là phương pháp tiêm thuốc gây tê vào vùng cột sống ở thắt lưng (nơi chứa các dây thần kinh chi phối cảm giác đau từ vùng bụng trở xuống), từ đó phân tán đối xứng sang hai vùng lân cận xung quanh làm tê liệt một vài bộ phận chịu áp lực nhiều nhất trong khi chuyển dạ.

Thông thường, thuốc tê có tác dụng từ rốn xuống tận các ngón chân, vì vậy bà bầu vẫn hoàn toàn tỉnh táo và ý thức được mọi chuyện xung quanh trừ cơn đau đẻ. Nhờ tác dụng của thuốc tê, các cơn co tử cung vẫn xảy ra đều đặn và thúc đẩy cuộc chuyển dạ nhưng sản phụ sẽ không có cảm giác đau đớn.

Gây tê ngoài màng cứng được áp dụng trong trường hợp sinh thường, giúp sản phụ tránh được cảm giác đau đẻ, cuộc chuyển dạ sẽ trở nên nhẹ nhàng, sản phụ hoàn toàn thoải mái và cảm nhận được từng giai đoạn khi em bé chào đời mà không bị mất nhiều sức lực.

Nhờ tác dụng của thuốc giảm đau, bác sĩ sản khoa có thể chỉ huy được ca đẻ thường theo hướng tốt nhất cho mẹ và thai nhi.

Gây tê màng cứng khi sinh thường được thực hiện như thế nào?

  • Bà bầu phải nằm nghiêng bên trái hoặc ngồi, co người, cong lưng để làm rõ vùng cột sống
  • Vùng thắt lưng được sát trùng, sau đó tiêm thuốc tê để giảm cảm giác đau lúc đưa ống truyền vào khoang trên màng cứng quanh xương sống
  • Ống catheter được đặt vào qua kim tiêm lớn với 1 lượng thuốc nhỏ để thử nghiệm. Trong khi bác sĩ thao tác, mẹ nên hạn chế cử động, hít thở sâu, thư giãn. Bác sĩ định ống thuốc nhờ băng keo y tế
  • Nếu thử nghiệm không có vấn đề gì, túi dung dịch thuốc được nối với catheter và đặt ở chế độ chảy liên tục

Phân biệt gây tê màng cứng và gây tê tủy sống

Chị em cũng cần phân biệt gây tê màng cứng và gây tê tủy sống bởi dù nghe có vẻ giống nhau nhưng thực chất đây là 2 hình thức hoàn toàn khác nhau. Gây tê màng cứng được áp dụng trong chuyển dạ tự nhiên còn gây tê tủy sống thường được áp dụng trong phẫu thuật mổ lấy thai. Một điểm khác nhau nữa là thủ thuật gây tê ngoài màng cứng là tiêm thuốc gây tê vào khoang màng cứng và thuốc có hiệu quả sau 15 phút trong khi đối với gây tê tủy sống, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê trực tiếp vào dịch não tủy, thuốc có tác dụng ngay sau 5 phút.

Gây tê màng cứng thường được tiến hành khi sản phụ đã có những cơn co tử cung mạnh hơn và cổ tử cung đã mở khoảng 2-3cm. Trong khi đó, kỹ thuật gây tê tủy sống lại được thực hiện theo chỉ định của các bác sỹ khi phẫu thuật mổ lấy thai cấp cứu hoặc theo yêu cầu của thai phụ từ ban đầu (đẻ mổ chủ động).

Sau khi được gây tê màng cứng, các mẹ vẫn nhận biết được khi có cơn co tử cung và quá trình rặn đẻ không có gì khác biệt. Đối với gây tê tủy sống, nửa thân dưới của sản phụ bất động hoàn toàn trong nhiều giờ cho đến khi thuốc tê hết tác dụng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Gây tê màng cứng khi sinh thường ít tác động đến tim mạch và hệ thần kinh trung ương trong khi gây tê tủy sống có thể tác động lên tim mạch và hệ thần kinh.

Ưu nhược điểm của phương pháp đẻ không đau

Gây tê màng cứng khi sinh thường giúp giảm đau hiệu quả, nhất là trong trường hợp cơn chuyển dạ kéo dài, tiết kiệm sức lực cho mẹ bầu để chuẩn bị cho cơn rặn đẻ sắp tới. Đây là phương pháp gây tê cục bộ nên mẹ vẫn tỉnh táo và biết được những gì đang xảy ra.

Cũng như các thủ thuật y khoa khác, gây tê màng cứng có những nhược điểm và biến chứng nhất định. 1 số sản phụ bị chóng mặt, ớn lạnh hoặc lạnh run; nhiều trường hợp bị buồn nôn, nôn hay khó vận động chân sau khi tiêm thuốc do thuốc tê có thể làm giãn mạch, tụt huyết áp. Nhức đầu nhẹ hoặc đau lưng trong thời gian hậu sản cũng được ghi nhận. Những triệu chứng trên là không nguy hiểm và sẽ tự hết sau vài giờ.

Cơn co tử cung có thể bị ảnh hưởng 1 phần bởi thuốc tê, tuy nhiên chị em yên tâm vì trong quá trình chuyển dạ bác sĩ vẫn theo dõi tần số và cường độ cơn co bằng monitoring sản khoa để có phương án can thiệp làm tăng cơn co.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Gây tê màng cứng chống chỉ định trong trường hợp nào?

Tất cả sản phụ có nhu cầu giảm đau mà bác sĩ sản khoa tiên lượng đẻ được, cổ tử cung chưa mở quá 6cm và không có các chống chỉ định gây tê đều có thể được gây tê màng cứng.

Gây tê màng cứng khi sinh thường không phù hợp với sản phụ có cổ tử cung đã mở đủ để sinh thường (8 - 10cm), có bệnh lý liên quan đến cột sống, rối loạn đông máu, nhiễm trùng, tiểu cầu trong máu quá ít… Những sản phụ bị tăng huyết áp, bệnh tim vẫn có thể áp dụng phương pháp này.

Thai phụ bị thừa cân khiến bác sĩ gây mê khó xác định được vị trí khoang trên ngoài màng cứng để thực hiện thủ thuật cũng không thực hiện được phương pháp này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Gây tê màng cứng không nên làm trong các tình huống cấp cứu, thai phụ chảy máu quá nhiều hoặc đang bị sốc vì bà bầu dễ bị tụt huyết áp đột ngột và tính mạng của mẹ và/hoặc thai nhi bị đe dọa.

Nếu đã được tiêm gây tê màng cứng để sinh thường nhưng không thể tự sinh thường được thì mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Lúc này bác sĩ chỉ cần thêm liều thuốc tê qua đường truyền để giảm đau trong lúc mổ.

Lời kết

Nhờ phương pháp gây tê màng cứng, cơn chuyển dạ đã không còn là nỗi ám ảnh quá kinh hoàng của nhiều chị em. Tuy nhiên chị em cũng nhớ lưu ý tình trạng sức khỏe của bản thân và thai nhi để có quyết định phù hợp. Chúc các mẹ vượt cạn an toàn.

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

Bài viết của

ZinVi