Em bé đạp ít là dấu hiệu thai đang có vấn đề, mẹ nên đi khám bác sĩ ngay!

Em bé ít đạp: Bạn thường cảm nhận chuyển động của em bé nhiều hơn ở giữa tuần 16 và 25 của thai kỳ. Nếu đây là lần mang thai đầu tiên, bạn khó cảm nhận được chuyển động của thai nhi cho đến khi thai bước vào tuần 21 đến 25.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Em bé ít đạp và cử động ít khiến các bà mẹ lo lắng, e sợ cho sự phát triển của thai nhi trong bụng. Mẹ đi cầu thang, mẹ chuyển người, mẹ sinh hoạt mạnh,…bé cũng không cử động nhiều.

  • Tại sao cử động của thai nhi trong bụng lại quan trọng?
  • Khi nào mẹ có thể cảm nhận những chuyển động của con?
  • Nguyên nhân em bé đạp ít
  • Chuyển động thai nhi như thế nào được xem là bình thường?
  • Những cách làm tăng chuyển động của thai nhi

Tại sao cử động của thai nhi trong bụng lại quan trọng?

Em bé ít đạp có sao không? Dấu hiệu con đang mạnh khỏe chính là “thai máy“. Nếu thai nhi chuyển động chậm hoặc có sự bất thường thì đó là dấu hiệu cho biết con đang có vấn đề. Lúc này, mẹ nên gặp bác sĩ để được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Bạn có thể chưa biết:

10 tuyệt chiêu để THAI NHI ĐẠP ÍT “quậy tưng bừng” phòng tránh thai chết lưu

Thai đạp nhiều bên trái có sao không? Làm sao để đếm cú đạp của em bé?

Khi nào mẹ có thể cảm nhận những chuyển động của con?

Bạn thường cảm nhận chuyển động của em bé nhiều hơn ở giữa tuần 16 và 25 của thai kỳ. Nếu đây là lần mang thai đầu tiên, bạn khó cảm nhận được chuyển động của thai nhi cho đến khi thai bước vào tuần 21 đến 25.

Chuyển động của thai nhi thường được cảm nhận khi bạn ngồi hoặc nằm yên. Do đó, các cử động này sẽ xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm, lúc mẹ bắt đầu nghỉ ngơi.

Chuyển động của thai nhi được cảm nhận dễ hơn khi mẹ nằm hoặc ngồi

Khi bụng to hơn, việc phân biệt những chuyển động của con trong thai kỳ là rất quan trọng. Thậm chí, bạn sẽ biết chi tiết khi nào con sẽ cử động nhiều nhất. Một số trường hợp, thai nhi sẽ ít cử động hơn bình thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân em bé đạp ít

Thai ít đạp có phải sắp sinh? Nguyên nhân khiến thai nhi giảm cử động là do em bé đang ngủ. Khi con đang “nghỉ ngơi”, các cử động sẽ chậm lại từ 15 đến 30 phút.

Tuy nhiên, một số nguyên nhân thai nhi giảm chuyển động là dấu hiệu báo con đang gặp vấn đề, chẳng hạn như:

  • Thai nhi thiếu oxy do vướng dây rốn
  • Sự phát triển của thai nhi bị suy giảm
  • Rối loạn nhau thai
  • Nhiễm trùng trong tử cung hoặc nhiễm trùng nước ối
  • Sinh non
  • Có sự gián đoạn trong quá trình phát triển não bộ của thai nhi
  • Sự phát triển thần kinh của thai nhi bị suy giảm
  • Em bé đang bị căng thẳng
  • Thai chết lưu
  • Sẩy thai

Nếu bé ít đạp, nguy cơ sảy thai là rất cao

Chuyển động thai nhi như thế nào được xem là bình thường?

Dưới đây là gợi ý những chuyển động của thai nhi theo từng tuần mà các mẹ có thể tham khảo:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Tuần 12: Em bé đã bắt đầu cử động nhưng bạn có thể không cảm nhận được gì. Nguyên nhân là do kích thước của thai nhi vẫn còn nhỏ
  • Tuần 16: Một số phụ nữ mang thai bắt đầu cảm thấy bụng hơi rung. Những cử động này có thể là do em bé đang chuyển động
  • Tuần 20: Trong tuần này, bạn bắt đầu cảm nhận được những chuyển động của con nhiều hơn
  • Tuần 24: Bạn sẽ cảm thấy chuyển động của em bé mạnh hơn
  • Tuần 28: Con vận động nhiều và mạnh hơn
  • Tuần 36: Em bé ít đạp vào tháng cuối. Tử cung của bạn ngày càng thu hẹp khi thai nhi càng lớn hơn. Do đó, những chuyển động của em bé sẽ ít đi. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể cảm nhận được các cử động của con mỗi ngày.

Bạn có thể chưa biết:

Thai nhi 38 tuần ít đạp có sao không hay chỉ là chỉ là dấu hiệu bình thường?

7 sự thật đáng kinh ngạc về những cái đạp của em bé trong thời kỳ mang thai

Những cách làm tăng chuyển động của thai nhi

  • Nằm nghiêng bên tráichú ý chuyển động của thai nhi trong 2 giờ. Nếu ít hơn 10 chuyển động, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị ngay
  • Uống đồ lạnh hoặc ăn đồ ngọt cũng có thể kích thích bé chuyển động nhiều hơn

Nằm nghiêng tăng tần suất em bé đạp

Ngoài ra, mẹ cần chú ý tìm hiểu cách tính số lần đạp của thai nhi hơn là độ mạnh yếu khi bé đạp. Cụ thể như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Mẹ bầu cần đi tiểu để làm trống bàng quang của mình trước khi đếm số lần đạp của con, nằm thư giãn, tư thế thoải mái và đặt tay lên bụng để đếm số cử động của thai nhi trong vòng 1 giờ.
  • Dấu hiệu cho thấy thai nhi khỏe mạnh: có ít nhất 4 lần đạp hoặc cử động trong vòng 1 giờ đồng hồ.
  • Nếu thai nhi có ít hơn 4 lần cử động, mẹ bầu cần nằm nghỉ và tiếp tục đếm cử động thai trong 1 giờ tiếp theo hoặc đếm trong 2 giờ.

Trong trường hợp em bé đạp chưa đến 10 lần trong 12 tiếng đồng hồ hoặc sau khi ăn các bữa, mẹ có thể đếm số lần cử động chưa tới 10 lần thì đó là dấu hiệu bất thường của thai nhi, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay.

Tóm lại, những vấn đề liên quan đến chuyển động của thai nhi rất quan trọng bao gồm cách đếm cử động, độ mạnh hay yếu của các lần đạp và tần suất cử động. Điều này giúp bạn tránh nguy cơ thai nhi bị chết lưu. Nếu những chuyển động của con thay đổi đột ngột, mẹ cần gặp bác sĩ gấp để được kiểm tra và điều trị phù hợp.

Theo theAsianparent Indonesia

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Karen Le