Thai đạp nhiều bên trái có sao không? Làm sao để đếm cú đạp của em bé?

Phụ nữ mang thai nên bắt đầu chú ý nếu em bé chuyển động ít đi. Đây có thể là dấu hiệu suy thai do xoắn dây rốn hoặc nhiễm trùng. Khi gặp trường hợp này, mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Em bé đạp nhiều bên trái có sao không? Đây là tình trạng bình thường trong thai kỳ. Thai nhi thường hoạt động nhiều hơn ở một bên cụ thể, chẳng hạn như bên trái.

Lần đầu cảm thấy những chuyển động của con ở trong bụng là một trong những khoảnh khắc tuyệt vời nhất khi làm mẹ. Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ, thai phụ có thể cảm nhận những cú đạp của em bé từ tuần 18 đến 25 của thai kỳ. Một số mẹ bầu cảm thấy bé đạp ở bên trái nhiều hơn. Tại sao thai nhi chỉ đạp bên trái? Điều này có nguy hiểm cho mẹ khi mang thai không? Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Em bé đạp nhiều có sao không?
  • Em bé đạp nhiều bên trái có sao không?
  • Cách đếm những cú đạp của con
  • Lưu ý về cú đạp của thai nhi trong thai kỳ

Em bé đạp nhiều có sao không?

Sự hiện diện của những cú đạp hoặc cử động của con là dấu hiệu của một thai kỳ khỏe mạnh. Hiệp hội mang thai Hoa Kỳ cho biết: “Phụ nữ mang thai có thể cảm nhận chuyển động của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ hai.”

Nói chung, các chuyển động của em bé sẽ rất tích cực khi bà bầu ăn uống xong hoặc kết thúc các hoạt động thể chất. Tuy nhiên, con thường hoạt động nhiều hơn từ 9 giờ tối đến 1 giờ sáng.

Mẹ đã biết chưa?

Như đã đề cập ở trên, những cú đạp của em bé là dấu hiệu của một thai kỳ khỏe mạnh. Vì vậy, phụ nữ mang thai được khuyến khích đếm những chuyển động của con khi bắt đầu bước sang tuần thứ 28. Điều này giúp mẹ theo dõi sự thay đổi của thai nhi, đồng thời xác định những vấn đề bất thường và hạn chế tình trạng thai chết lưu.

Theo dõi chuyển động của con giúp hạn chế tình trạng thai chết lưu

Em bé đạp nhiều bên trái có sao không?

Tiến sĩ Indu Taneja, chuyên gia tư vấn tại Bệnh viện Fortis Escorts, Faridabad đã thực hiện một cuộc phỏng vấn về việc đếm cú đạp khi mang thai của mẹ bầu. Kết quả cho thấy thai nhi thường hoạt động nhiều hơn ở một bên cụ thể, chẳng hạn như bên trái.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Taneja chia sẻ: “Một số mẹ bầu thường nằm nghiêng về bên trái làm lượng máu cung cấp đến tử cung tăng. Do đó, thai phụ cảm thấy thai đạp bên trái nhiều hơn”.

Ông nói thêm: “Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này là do em bé sử dụng tay và chân trái nhiều. Vì vậy, mẹ bầu thường cảm thấy con đạp ở bên trái nhiều hơn. Tương tự như vậy, nếu con sử dụng các bộ phận ở bên phải nhiều, thai phụ có thể cảm thấy chuyển động của em bé tích cực hơn ở bên phải. Dù ở bên nào đi chăng nữa thì đây là một điều bình thường trong thời kỳ mang thai.”

Vị trí nằm của thai cũng ảnh hưởng đến việc thai đạp 1 bên

  • Tư thế đầu hướng xuống phía dưới dần: ngôi thuận và thích hợp nhất cho việc sinh thường. Bụng mẹ khi em bé nằm ngôi thuận thường sẽ có xu hướng xệ và to xuống phía dưới.
  • Ngôi ngược: Khiến cho bụng mẹ gần sinh lại nhô to về phía trên hoặc nhô sang hai bên. Ngôi ngược thường sẽ không hợp để sinh thường hoặc sinh thường sẽ gặp khó khăn hơn. Tuy nhiên mẹ không cần lo lắng vì trước 7 tháng, thai nhi chuyển động khắp nơi trong bụng mẹ, thai nhi có thể tự xoay lại đúng tư thế sau đó.

Cách đếm những cú đạp của con

Có rất nhiều cách và ý kiến ​​để đếm các chuyển động của thai nhi. Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến cáo: “Phụ nữ mang thai nên xác định thời gian cụ thể để cảm nhận 10 cú đạp của thai nhi. Lý tưởng nhất là 10 chuyển động trong 1 giờ. Tuy nhiên, một số mẹ bầu phải mất nhiều thời gian hơn để đếm cú đạp của con.”

Chuyển động của thai nhi lý tưởng nhất là 10 cú đạp trong 1 giờ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ý kiến ​​của ACOG cũng phù hợp với khuyến nghị của các chuyên gia ở những khu vực khác. Mỗi ngày, mẹ bầu nên thường xuyên đếm cú đạp của con ở cùng một thời điểm. Trong quá trình thực hiện, mẹ cần ngồi hoặc nằm nghiêng và nhẹ nhàng chạm vào bụng mình.

Ý nghĩa cú đạp của thai nhi ở bụng mẹ

Khi em bé đạp, mẹ sẽ cảm thấy sự hiện hữu của sinh linh bé nhỏ trong cơ thể mình. Bắt đầu từ việc bé luyện tập các cơ để vận động cho đến những phản hồi khi nghe thấy sự tương tác của cha mẹ ở bên ngoài. Những hành động này bao gồm nói chuyện, cho bé nghe nhạc, mời con chơi cùng,… Hầu hết các mẹ đều cảm thấy đây là khoảnh khắc tuyệt vời và đáng mong đợi nhất khi mang thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ đã biết chưa?

Lưu ý về cú đạp của thai nhi trong thai kỳ

Theo Fenita: “Phụ nữ mang thai nên bắt đầu chú ý nếu em bé chuyển động ít đi. Đây có thể là dấu hiệu suy thai do xoắn dây rốn hoặc nhiễm trùng. Khi gặp trường hợp này, mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay.”

Con chuyển động ít là dấu hiệu của suy thai

Tóm lại, em bé đạp nhiều bên trái làm cho bụng bầu méo bên trái là hiện tượng bình thường trong thai kỳ nên các mẹ đừng lo lắng. Tuy nhiên, nếu các chuyển động của thai nhi bị giảm đột ngột, mẹ cần đến bệnh viện để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo theAsianparent Indonesia

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Karen Le