Ăn dặm là một trong những giai đoạn rất quan trọng cho trẻ. Vì vậy, để hành trình này trở nên dễ dàng hơn, các mẹ nên chuẩn bị những dụng cụ cần thiết cho bé ăn dặm.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thì độ tuổi ăn dặm phù hợp nhất cho bé là 6 tháng tuổi. Và để cho trẻ ăn dặm an toàn; đúng cách thì ngoài thức ăn dinh dưỡng, các mẹ cũng cần phải biết sử dụng các dụng cụ ăn dặm cho bé nữa.
Vậy quá trình ăn dặm của con mẹ cần sắm những dụng cụ cần thiết nào? Các mẹ có thể tham khảo mua các sản phẩm sau:
1. Dụng cụ chế biến thức ăn
Những dụng cụ cần thiết trong quá trình ăn dặm của bé khá đa dạng. Tùy thuộc vào kiểu ăn dặm mà mẹ đang theo đuổi, sẽ có những dụng cụ chế biến thức ăn khác nhau
Ăn dặm kiểu truyền thống
Dụng cụ chế biến thức ăn bao gồm:
- Nồi nấu bột
- Nồi hầm cháo, bình ủ cháo
- Rây cháo, máy xay
- Dao, thớt dành riêng cho bé
Ăn dặm kiểu Nhật
Dụng cụ chế biến thức ăn kiểu Nhật bao gồm:
- Nồi hấp (rau củ và thức ăn), khay hấp
- Lò vi sóng
- Rây cháo
- Dụng cụ mài rau củ
- Chày và cối kiểu Nhật
- Khay trữ đông
- Dao, thớt dành riêng cho bé
Ăn dặm bé chỉ huy (BLW)
- Nồi hấp (rau củ và thức ăn), khay hấp
- Dao, thớt dành riêng cho thực phẩm của bé. Đặc biệt nên chia thành 2 bộ dao thớt cho đồ sống và đồ chín
- Dao lượn sóng
2. Ghế ăn dặm
Ghế ngồi rất quan trọng với bé. Đây là dụng cụ cần thiết cho bé ăn dặm. Ghế giúp bé giữ được thăng bằng khi ăn. Ngoài ra, ngồi ghế sẽ tập cho bé thói quen tốt. Khi quen, bé sẽ ngồi yên ăn uống thay vì bị bế đi rong khắp nơi.
Lúc mới đầu tập ăn dặm, mẹ có thể cho bé ngồi ghế có khả năng ngả, quay nhiều hướng khác nhau. Khi bé đã ngồi chắc thì mẹ có thể mua ghế cao hoặc ghế kẹp giúp bé có thể ăn cùng gia đình.
3. Bộ muỗng đũa, ly, chén
Mẹ nên sắm bộ muỗng thìa, chén, đũa dành riêng cho bé tập ăn.
Trong giai đoạn đầu của ăn dặm, mẹ nên chọn các loại muỗng nhựa mềm, có báo nóng để đút bé ăn. Khi bé đã ăn uống thành thạo hơn và muốn tự lập, mẹ có thể mua các loại muỗng màu sắc rực rỡ và họa tiết thú vị để tạo hứng thú cho bé ăn.
Khi bé ăn uống luôn cần bổ sung ít nước. Do đó, mẹ nên chuẩn bị một bát nước hoặc cốc nước bên cạnh. Lưu ý là nên dùng nước ấm cứ không nóng quá hay lạnh quá.
4. Yếm ăn dặm
Yếm dùng để hứng thức ăn rơi vãi ra quần áo của bé. Trên thị trường có rất nhiều loại yếm ăn dặm, ứng với từng giai đoạn ăn dặm của bé.
Từng giai đoạn nên lựa chọn loại yếm phù hợp:
- Yếm máng (để hứng thức ăn rơi) giai đoạn 5-6-7-8 tháng
- Yếm nylon có tay giai đoạn 9-11 tháng. Giai đoạn này bé tập ăn bằng tay hay bằng muỗng vì vậy mà mà thức ăn rơi vãi nhiều nên dùng yếm nylon là sạch sẽ nhất.
5. Dụng cụ đo lường
Muỗng đong 5-15-30ml và cân nhỏ dùng để tính lượng thức ăn cho bé. Việc chia khẩu phần ăn như thế này sẽ cân bằng được dinh dưỡng và lượng tính năng bé thu nạp được.
6. Dụng cụ cần thiết cho bé ăn dặm khác
Khác với các dụng cụ cần thiết cho bé ăn dặm, đây là các dụng cụ có cũng được mà không có cũng được. Tuy nhiên, nếu trang bị sẽ giúp cho hành trình nuôi con của mẹ dễ dàng hơn.
Nồi hấp hoặc nồi nấu cháo sẽ giúp cho việc nấu nướng của mẹ tiện lợi hơn. Nồi khiến cháo được nấu dừ, mềm thích hợp với trẻ nhỏ và ủ được ấm lâu, giữ nhiệt tốt. Một đặc tính của nồi hấp là giữ lại được nguyên chất dinh dưỡng trong thịt, xương, rau, củ quả… Vì là nồi tự động nên mẹ cũng không cần đứng canh, sợ cháo bị cháy khét.
Máy xay sinh tố dùng để nghiền, xay các loại thịt, rau củ quả nhuyễn ra để nấu cháo cho bé. Khi ta băm thì những loại thực phẩm này không được nhuyễn dễ khiến trẻ bị hóc mà còn tốn nhiều thời gian.
Hy vọng mẹ đã biết mình cần những dụng cụ cần thiết cho bé ăn dặm. Chúc mẹ và con có một hành trình ăn dặm dễ dàng và vui vẻ.
Xem thêm:
- Cẩm nang bổ ích cho mẹ về cách nấu bữa ăn dặm đầu tiên vừa bổ dưỡng vừa ngon miệng
- Kinh nghiệm cho bé ăn dặm lần đầu giúp con thích nghi tốt, ăn ngon miệng
- Cẩm nang ăn dặm: khi nào có thể nêm gia vị vào thức ăn cho trẻ?