Động thai có nguy hiểm không: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Động thai có nguy hiểm không? Đây là hiện tượng xảy ra ở mẹ bầu trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. Bởi thế trong thai kỳ, bên cạnh việc dưỡng thai, mẹ bầu cần hết sức chú ý đến vấn đề động thai.

Động thai có nguy hiểm không?

Trong quá trình mang thai, cơ thể bà bầu mệt mỏi, đau bụng là những dấu hiệu vô cùng bình thường. Tuy nhiên nếu bạn có những biểu hiện như đau tức ở vùng bụng dưới, nhức mỏi thắt lưng, có dịch màu hồng nhạt hay vài giọt máu chảy ra ở âm đạo, bị tụ dịch màng nuôi. Đây là những dấu hiệu của tình trạng động thai đấy.

Hiện tượng động thai không hề hiếm gặp. Động thai chưa khiến người mẹ mất đi thai nhi trong cơ thể của mình. Tuy nhiên là dấu hiệu báo trước của sẩy thai. Đôi khi nó xảy ra chỉ do một vài bất cẩn nhỏ trong ăn uống, sinh hoạt mà mẹ không hề ngờ đến.

Vậy nên, thai phụ đã trải qua động thai cần hết sức chú ý giữ gìn vào thời gian sau đó để không xảy ra bất cứ chuyện gì đáng tiếc, bảo vệ thai kỳ cho đến lúc mẹ tròn con vuông.

Nguyên nhân gây động thai

Việc nắm rõ được các nguyên nhân gây động thai là điều cực kỳ quan trọng bởi vì từ đó sẽ có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Dù vậy, nguyên nhân chính xác của hiện tượng này vẫn chưa được tìm ra. Dưới đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ dọa sảy thai đã được các nhà khoa học chứng minh.

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, các yếu tố bao gồm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Quá trình thụ tinh: trứng không phát triển sau khi được thụ tinh
  • Bào thai hay thai nhi có bất thường về gen và nhiễm sắc thể
  • Nhau thai bất thường, phôi thai bị teo lại, thai trùm
  • Người mẹ lớn tuổi (>35 tuổi)
  • Người mẹ bị tiểu đường
  • Sử dụng đồ uống có cồn và thuốc lá quá mức cho phép
  • Dùng nhiều hơn 200 mg caffeine mỗi ngày

Các yếu tố làm gia tăng khả năng động thai (dọa sảy thai) trong tam cá nguyệt thứ hai bao gồm:

  • Người mẹ bị cao huyết áp
  • Bệnh thận, gan, nội tiết
  • Bệnh ban đỏ
  • Vấn đề ở tuyến giáp người mẹ
  • Mẹ bầu mắc các bệnh về máu, bệnh rubella, nhiễm trùng, sốt rét
  • Ngộ độc thực phẩm hoặc chế độ dinh dưỡng không hợp lý
  • Các bệnh lây qua đường tình dục, bệnh về tử cung
  • Thể chất suy nhược do căng thẳng mệt mỏi, lo nghĩ, kén ăn
  • Hoặc do tác động từ bên ngoài gây chấn thương như lao động quá sức, vấp ngã, mang vác đồ nặng

Phân biệt dấu hiệu của động thai và sảy thai

Động thai và sảy thai tuy khác nhau nhưng nhiều chị em vẫn chưa phân biệt rõ hai hiện tượng này. Để biết mình đang ở tình trạng nào, mẹ bầu nên lưu ý để phân biệt theo các dấu hiệu sau:

Động thai 

Động thai là khi thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Tuy nhiên, mẹ có hiện tượng bị xuất huyết âm đạo với số lượng ít. Máu có màu đỏ hoặc đen, lẫn với dịch nhầy.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cổ tử cung vẫn đóng kín, hoặc mở nhưng các thành phần của thai chưa bị xổ thai ra. Kèm theo đó là các triệu chứng như mỏi vai, đau bụng, đau thắt lưng, trướng bụng dưới.

Sảy thai

Thai nhi đã chết trong bụng mẹ và đang được đẩy ra ngoài. Có hai trường hợp xảy ra:

  • Sảy thai hoàn toàn: những cơn đau quặn bụng đi kèm với xuất huyết âm đạo. Sau đó toàn bộ thai nhi lẫn nhau thai bị đẩy ra cùng một lúc, hết các cơn đau quặn bụng. Tuy nhiên, máu vẫn có thể tiếp tục rỉ ra như trong kỳ kinh nguyệt
  • Sảy thai không hoàn toàn: một phần của thai và nhau thai vẫn còn trong tử cung. Sau khi tình trạng sảy thai xảy ra, mẹ sẽ bớt đau quặn bụng nhưng vẫn bị chảy máu âm đạo liên tục, thậm chí băng huyết
Như vậy, động thai là hiện tượng vẫn thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi. Tuy mức độ nguy hiểm của nó chưa cao nhưng chứa đựng yếu tố dẫn đến hiện tượng sẩy thai. Vậy nên thai phụ cần chú ý để không có tình trạng đáng tiếc xảy ra.

Phòng tránh động thai nguy hiểm

Các biện pháp phòng tránh động thai cho mẹ bầu như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Giữ tinh thần lạc quan và tâm lý thoải mái trong suốt thai kỳ. Tránh tình trạng quá căng thẳng hay áp lực
  • Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là rất quan trọng. Bạn cần bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất như chất đạm, chất xơ… trong suốt thai kỳ
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và không thức quá khuya
  • Lựa chọn tư thế nằm nghỉ ngơi hợp lý. Tốt nhất là nên chọn tư thế nằm nghiêng bên trái

  • Tránh lao động, làm việc nặng
  • Quan hệ vợ chồng trong thai kỳ cần được tham khảo ý kiến của bác sỹ
  • Chăm luyện tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe và thể trạng
  • Tránh xa thực phẩm gây hại cho thai nhi: thuốc lá, chất kích thích như bia, rượu, cà phê…
  • Khám thai định kỳ để theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của bà bầu và thai nhi

Động thai có nguy hiểm không? Nếu không có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến thai phụ và thai nhi. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ về dấu hiệu nhận biết, cách phòng tránh của hiện tượng động thai. Mong rằng mẹ và bé luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ nhé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Anh Nguyen