Hiện nay nhiều chị em vẫn chưa biết đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản. Bài viết sau sẽ giúp chị em tìm hiểu vấn đề này.
Các đối tượng được hưởng chế độ thai sản
– Chị em là lao động nữ mang thai và sinh con.
– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
– Người lao động nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi
– Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản
– Là lao động nam (chồng) đang đóng BHXH có vợ sinh con.
Cần đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản?
Đóng bảo hiểm bao lâu thì được hưởng thai sản? Theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì để được hưởng chế độ thai sản, lao động nữ cần phải đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng.
– Trường hợp sinh con trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Ví dụ, bạn đóng bảo hiểm từ tháng 1 và sinh con vào ngày 14/10 thì số tháng đóng BHXH của bạn là 9 tháng. Tháng 10 – tháng bạn sinh con – không được tính. Với tổng số tháng đóng BHXH là 9 tháng thì bạn được hưởng chế độ thai sản.
– Trường hợp sinh con từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng BHXH, thì tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Trường hợp tháng đó không đóng BHXH thì tháng sinh con không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Ví dụ, bạn đóng bảo hiểm từ tháng 1 và sinh con vào ngày 16/10 thì số tháng đóng BHXH của bạn là 10 tháng. Tuy nhiên, nếu tháng 10 bạn không đóng BHXH thì số tháng đóng đóng BHXH của bạn là 9 tháng.
Chế độ thai sản dành cho lao động nữ
Về thời gian nghỉ: Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi. Đồng thời, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Về mức hưởng thai sản thì theo quy định, mức hưởng thai sản bằng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH nhân 06. Ngoài ra, lao động nữ còn được nhận trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.
Trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng BHXH
Có những trường hợp lao động nữ sinh con không cần đóng BHXH bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con nhưng vẫn được hưởng đầy đủ chế độ thai sản nêu trên. Tuy nhiên, phải đáp ứng đủ 03 điều kiện dưới đây:
– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền sinh con;
– Đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên;
– Đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Ví dụ như trường hợp chị N đóng bảo hiểm từ tháng 1/2019. Đến tháng 7/2020 thì mang thai. Do thai yếu nên chị nghỉ ở nhà dưỡng theo theo chỉ định của bệnh viện. Từ tháng 8/2020 đến tháng 4/2020, chị N không đóng BHXH. Nhưng chị N vẫn được hưởng chế độ thai sản, bởi vì chị đáp ứng được 3 tiêu chí trên.
Thủ tục hưởng chế độ thai sản
Theo quy định tại điều 102, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm:
– Bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con
– Chứng minh nhân dân của người mẹ.
Hồ sơ sẽ được nộp cho công ty, chậm nhất là trong vòng 45 ngày kể từ lao động nữ quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ sinh con.
Lao động nữ cần phải đóng BHNX đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng là có thể được hưởng chế độ thai sản. Sau khi sinh con, lao động nữ chuẩn bị hồ sơ theo quy định kèm theo sổ bảo hiểm xã hội và nộp đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi bạn đang cư trú (thường trú hoặc tạm trú) để được giải quyết theo quy định.
Thay lời kết
Với các thông tin kể trên, hy vọng chị em đã có được đáp án cho thắc mắc đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản. Chúc chị em sẽ có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh và nhận được những sự hỗ trợ tốt nhất từ bạn đời, người thân cũng như các chính sách xã hội để mẹ tròn con vuông trong tương lai nhé.
Xem thêm
Bảo hiểm thai sản 2020 có gì mới? Mẹ bầu có nên mua bảo hiểm thai sản?
Những quy định mới của luật thai sản 2020 chị em cần biết
Chế độ dinh dưỡng chuẩn bị mang thai: Làm gì để thai kỳ vẹn toàn?