Đối phó với kẻ bắt nạt là một thách thức đối với cả cha mẹ và đứa trẻ là nạn nhân. Dưới đây là những lời khuyên của chuyên gia dành cho cha mẹ, cộng thêm bài học quý giá từ một cậu bé 7 tuổi.
Đối phó với kẻ bắt nạt
Bước 1: Đừng hoảng loạn
Tôi thừa nhận tôi đã có chút hoảng sợ. Con trai tôi bị tổn hại về thể chất. Việc này có thể kích hoạt tất cả các tín hiệu báo động trong đầu người làm cha làm mẹ. Bạn có thể muốn phá tan trường học, đối đầu với giáo viên,với cha mẹ của đứa trẻ, thậm chí cả kẻ bắt nạt đó, nhưng giờ bạn không nên làm thế. Bạn cần phải hiểu rõ tình hình trước khi phá hủy cánh cửa nào đó, hoặc – Chúa xá tội – đấm vỡ mặt ai đó.
Ví dụ, tôi đã luôn ngờ rằng con trai tôi có thể là mục tiêu của những kẻ bắt nạt. Nó gầy gò, không cởi mở và hơi kỳ lạ – nó khác biệt – và những kẻ bắt nạt nhanh chóng nhận ra những đứa trẻ khác biệt, hoặc các mục tiêu dễ dàng tấn công. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu kỹ hơn tôi thấy đây không phải trường hợp như vậy. Kẻ bắt nạt là một đứa trẻ hung hãn thông thường, sẵn sàng gây gổ với bất cứ ai lọt vào tầm ngắm – từ những trò đùa quá trớn, trò chơi khăm cho tới những cú đánh vô cớ. Và thực tế, các phụ huynh khác cũng đã bắt đầu phàn nàn…
Bước 2: Ngăn chặn kẻ bắt nạt
Bạn nói đúng. Có vô số những lời khuyên của chuyên gia về việc trông cậy vào cơ quan có thẩm quyền trong các vụ bắt nạt. Bằng cách này, giáo viên được cảnh báo về thực trạng bắt nạt đang xảy ra và có thể cung cấp chỉ dẫn cũng như các hình thức kỷ luật cần thiết. Nạn nhân của trò bắt nạt cũng có thể tìm đến sự giúp đỡ từ những xung quanh.
Ít nhất, đó là kế hoạch. Trong trường hợp của chúng tôi, ngăn chặn kẻ bắt nạt không thay đổi được điều gì.
Dường như mỗi ngày, lại có một phụ huynh khác nhắn tin phàn nàn trong nhóm. Mọi thứ sẽ sớm leo thang. Các bậc cha mẹ sẽ cùng nhau yêu cầu nhà trường phải hành động …
Bước 3: Tránh xa kẻ bắt nạt và đứng lên tự vệ
Sự việc không có dấu hiệu cải thiện, chúng tôi tìm hiểu các cuốn sách về chủ đề này và khuyên con tôi tránh xa những kẻ bắt nạt. Đồng thời, chúng tôi cũng bảo con phải tự vệ, nhưng chỉ trong trường hợp biết chắc rằng kẻ bắt nạt sẽ tồi tệ hơn nếu con tỏ ra sợ hãi.
Có thể bạn muốn con phản kháng, nhưng điều này chỉ khiến sự việc đi theo chiều hướng xấu. Và bạo lực ngày càng trở nên tệ hơn.
Vì vậy, con trai của tôi luôn kiềm chế để tránh hầu hết các vụ bắt nạt. Nhưng một cái vỏng luẩn quẩn xuất hiện – một đứa trẻ quyết định phản kháng. Và thay vì trở thành anh hùng của mọi người, thì cậu ta lại trở thành kẻ bắt nạt số 2.
Ồ tuyệt! Giờ chúng ta có 2 kẻ bắt nạt!
Trong khi những đứa trẻ tụ tập lại với nhau và tìm cách phản kháng kẻ bắt nạt số 1. Chúng đã phát minh ra một cái tên xúc phạm kinh khủng cho cậu ta, tôi sẽ không nhắc cái tên đó ở đây.
Bước 4: Hỗ trợ con bạn
Bắt nạt là một việc nghiêm trọng. Ngoài tổn hại thể chất rõ ràng, nó tác động tiêu cực đến sự tự tin của con bạn và có thể dẫn đến trầm cảm. Theo sát con hàng ngày. Trò chuyện với bé về những gì xảy ra ở trường. Bạn cũng có thể thử các lớp học tự vệ. Bản thân tôi cũng là một nạn nhân của bạo lực học đường, tôi đã khuyên con trai mình những điều tôi từng làm – tìm kiếm bạn bè và liên minh – bởi vì không có gì ngăn cản kẻ bắt nạt bằng một người bạn cao lớn ngoại cỡ.
Bước 5: Thấu hiểu kẻ bắt nạt
Trong trường hợp của này, chúng tôi tránh sự can thiệp của người lớn, và chọn sự khoan dung. Tin tôi đi, nó không hề dễ dàng. Lòng khoan dung là thứ cuối cùng xuất hiện trong tâm trí khi bạn thấy con mình bị tổn thương.
Nhưng hiểu rằng những kẻ bắt nạt thường là nạn nhân của sự ngược đãi hoặc phải trải qua một khoảng thời gian khó khăn trong cuộc sống (sự mất mát, cha mẹ chia tay vv…), chúng tôi đã nói với con trai có thể cậu ta đã phải đi qua địa ngục.
Chắc bạn sẽ không nghĩ chúng tôi đã nói với con mình rằng ngày nào đó chúng có thể sẽ trở thành bạn bè. Để động viên cậu nhóc, vợ tôi nói với con cô ấy đã kết bạn với những cô gái từng bắt nạt mình. Còn tôi kể cho con nghe cách chúng tôi làm quen với một cậu bé, rồi trở thành bạn tốt của nhau như thế nào.
Và thánh thần ơi, nó thực sự có tác dụng!
Vài tuần sau, con trai tôi báo với tôi rằng cậu và Kẻ bắt nạt # 1 đã là bạn. Con trai tôi kết bạn rất dễ dàng, nhưng cậu chỉ dùng thuật ngữ “bạn” cho một vài đứa trẻ có mối quan hệ đặc biệt. Kẻ bắt nạt số 1 vẫn có thể xấu tính và khó chịu, nhưng chúng vẫn ổn. Con tôi thực sự cho rằng chúng là bạn.
Đó chính là giải pháp của cậu bé: kết bạn với kẻ bắt nạt mình – bởi vì thực sự họ rất cần có bạn.
Bạn của chúng tôi, một kẻ chuyên bắt nạt
Tôi thực sự muốn câu chuyện này có một kết thúc có hậu, nhưng nó không như vậy. Kẻ bắt nạt số 2 được gửi đến một trường quân sự nào đó ở Trung Quốc cả mùa hè như là một hình phạt. Điều đó không hề dễ dàng cho một đứa trẻ. Các bậc phụ huynh khác đã cảnh giác với cậu ta và theo dõi cậu sát sao trong năm học này.
Trong khi đó, Kẻ bắt nạt số 1 và cha mẹ cậu cuối cùng cũng bị gọi đến văn phòng hiệu trưởng. Vợ con tôi chứng kiến họ rời trường học, cha mẹ cậu phiền não, còn cậu ta thì đang khóc. Họ đã không ghi danh vào năm học tới, thay vào đó họ chọn học ở nơi khác. Nhưng chúng tôi không biết là trường nào.
Vào giữa năm học sôi động đó, Số 1 đã có một bữa tiệc sinh nhật. Mọi người đều được mời, nhưng chỉ vài người bạn cùng lớp xuất hiện, bởi dĩ nhiên chẳng đứa trẻ nào lại đi dự tiệc sinh nhật của kẻ đã bắt nạt mình?
Vợ tôi nói có hơi buồn khi thấy một bữa tiệc sinh nhật McDonald với rất ít trẻ con. Nhưng con trai tôi đã ở đó, vui vẻ như mọi khi, lan tỏa niềm vui và sự tích cực mà thực sự không ai trong chúng ta đáng được hưởng. Giải pháp của cậu bé để đối phó với một kẻ bắt nạt tốt hơn của tất cả những người khác, kể cả các nhà giáo dục, và ngay cả các bậc cha mẹ. Tôi ước tôi có đóng góp phần nào trong đó, nhưng cậu nhóc đã tự mình làm được. Tất cả chúng ta đều có thể học được một vài điều từ cậu.
Theo theAsianparent Singapore
Xem thêm:
Lòng tự trọng và động lực của trẻ
Vụ bạo hành trẻ em đến chết gây rúng động cả Nhật Bản
Kỹ năng xã hội và cảm xúc: Yếu tố quan trọng giúp học sinh cá biệt tránh khỏi rắc rối
Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cập nhật và thảo luận cùng những cha mẹ khác nhé!