Dọa sảy thai và sảy thai đều có những dấu hiệu đặc trưng như đau bụng và ra máu. Tuy nhiên để hiểu rõ về tình trạng của thai nhi thì mẹ bầu cần đi khám sớm nhất có thể.
Dọa sảy thai là gì?
Dọa sảy thai còn được biết đến với tên gọi khác là động thai. Đây là tình trạng thai nhi vẫn còn sống và phát triển trong buồng tử cung nhưng kèm thêm các dấu hiệu như đau bụng và ra máu. Dọa sảy thai có thể xảy ra với bất kỳ bà mẹ nào đang ở trong giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai.
Các dấu hiệu cho thấy mẹ đang trong tình trạng dọa sảy thai là mẹ bầu bị đau bụng lâm râm và ra máu. Từ dọa sảy thai cho đến sảy thai có nguy cơ rất gần nhau nên mẹ bầu cần phải đi khám và có một chế độ tĩnh dưỡng đặc biệt.
Mẹ cần làm gì khi có dấu hiệu dọa sảy thai?
Dọa sảy thai thường xảy ra do mẹ bầu bị va chạm, chấn động mạnh hoặc có các vấn đề về bệnh lý. Sau khi được thăm khám, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhằm giúp mẹ dưỡng thai và duy trì sự an toàn cho thai nhi.
Những việc mà mẹ bầu cần làm ngay khi có hiện tượng dọa sảy thai để giữ được con yêu:
– Nghỉ ngơi tại chỗ. Nếu cần thiết sẽ phải nghỉ hoàn toàn trên giường, trừ lúc đi vệ sinh. Trong một số trường hợp, mẹ bầu cần thực hiện mọi hoạt động trên giường cho đến khi tình trạng thai nhi đã tốt hơn và vượt qua ranh giới nguy hiểm.
– Tránh thay đổi tư thế đột ngột. Mẹ bầu nên từ từ ngồi dậy hoặc xoay mình, hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ.
– Không xoa bụng khi có dấu hiệu dọa sảy thai. Điều này nhằm hạn chế các kích thích đối với tử cung, giảm nguy cơ tử cung bị co bóp cho mẹ bầu.
– Không quan hệ tình dục trong thời gian này nhằm đảm bảo an toàn cho thai nhi.
– Tăng cường các món ăn dưỡng thai như cháo cá chép, các món cháo có đậu đỗ, hạt sen, gà hầm, …
Sảy thai là gì?
Với một người mẹ đang mang thai, tình trạng sảy thai thực sự là điều không một ai mong muốn. Bởi sảy thai đồng nghĩa với việc thai nhi không còn tồn tại và phát triển được nữa.
Các dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đã bị sảy thai như chảy máu âm đạo (nhiều hoặc ít), đau bụng lâm râm hoặc dữ dội, đau vùng thắt lưng, …
Tuy nhiên một số mẹ có thể không gặp những dấu hiệu này nếu thai nhi còn ít tuần tuổi hoặc mẹ bị nhầm lẫn với hiện tượng kinh nguyệt vì không nhận biết được mình đã mang thai trước khi có các biểu hiện sảy thai.
Sau sảy thai, dựa vào tình trạng của thai nhi mà bác sĩ sẽ tiến hành các cách xử lý phù hợp để đưa thai nhi ra ngoài. Đồng thời mẹ cần có một khoảng thời gian tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi nhằm phục hồi thể chất và tinh thần sau đó.
Có thể phân biệt dọa sảy thai và sảy thai được không?
Mặc dù tình trạng dọa sảy thai và sảy thai thường có chung một số cảnh báo như đau bụng, ra máu, đau lưng, … nhưng vẫn rất khó để mẹ bầu tự xác định xem liệu thai nhi có vấn đề gì không.
Chính vì vậy mà nếu mẹ cảm thấy mình có các dấu hiệu không ổn như trên thì nên đi khám và tiến hành các xét nghiệm cần thiết.
Các thủ thuật y tế can thiệp kịp thời sẽ giúp thai nhi tiếp tục phát triển (nếu là dọa sảy thai) và ngăn ngừa sảy thai. Với các trường hợp đã bị sảy thai thì bác sĩ cần tiến hành đưa thai nhi ra ngoài để đảm bảo không gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.
Những yếu tố khiến mẹ có nguy cơ bị dọa sảy thai và sảy thai
Phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ngăn ngừa tình trạng dọa sảy thai và sảy thai khi biết được rằng, một số yếu tố từ môi trường bên ngoài sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của thai nhi.
Các loại đồ uống kích thích, chất gây nghiện. Hãy tránh xa những thứ này để đảm bảo thai nhi được an toàn, khỏe mạnh.
Mức độ hoạt động của mẹ bầu. Đi lại nhẹ nhàng, tránh mang vác vật nặng, cẩn trọng khi lên xuống cầu thang, … sẽ giúp mẹ giảm được nguy cơ dọa sảy thai và sảy thai.
Uống thuốc trong khi mang thai. Đi khám và chỉ uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Mẹ mang bệnh lý đặc biệt trong thai kỳ cần có một chế độ theo dõi sát sao.
Ngoại trừ một số vấn đề do rối loạn di truyền thì mẹ bầu hoàn toàn có thể chủ động bảo vệ cho thai nhi phát triển một cách an toàn, khỏe mạnh bằng một chế độ dưỡng thai hợp lý nhất.
Xem thêm:
- Các nguyên tắc mẹ bầu cần tuyệt đối tuân thủ để phòng tránh ĐỘNG THAI
- Sảy thai sớm có ảnh hưởng gì không? Bao lâu thì có thai lại?
- Mách mẹ cách ăn củ gai để dưỡng thai, tránh động thai ra máu hiệu quả