Độ trưởng thành thai nhi ở mức nào là an toàn cho em bé trong bụng mẹ?

Hầu hết các thai phụ khi đọc kết quả siêu âm độ trưởng thành 1, độ trưởng thành 2 của thai nhi sẽ thấy khó hiểu. Hoặc mẹ bầu thấy mình bị canxi hóa bánh nhau thì rất lo lắng, sợ nhau thai vôi hóa nhanh, dinh dưỡng qua nhau thai nuôi thai nhi sẽ chậm hơn.

Độ trưởng thành thai nhi là chỉ số dùng để đánh giá mức độ lắng đọng canxi trong bánh nhau. Chỉ số này thế nào thì được đánh giá là an toàn cho bé? Mẹ bầu tháng cuối có nên dừng bổ sung canxi để tránh bị vôi hóa bánh nhau? Hãy cùng đọc bài viết để biết thêm:

  • Thế nào là độ trưởng thành thai nhi
  • Ảnh hưởng của chỉ số này đến sức khỏe em bé
  • Hướng dẫn chăm sóc mẹ bầu trong thai kỳ.

Độ trưởng thành thai nhi là gì?

Bánh nhau là cơ quan có nhiệm vụ trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, đảm bảo hô hấp nuôi dưỡng bào thai. Bánh nhau có tác dụng như lá phổi, truyền oxy cho thai nhi và bảo vệ em bé khỏi nguy cơ hít phải nước ối, lọc độc tốt, đào thải chất độc hại... Ngoài ra đây còn là bộ phận bảo vệ em bé khỏi nguy cơ nhiễm trùng và sự xâm lấn của vi khuẩn, độc tố...

Hình ảnh nhau thai bị vôi hóa (Ảnh: Vinmec)

Độ trưởng thành của thai nhi hay còn gọi là độ trưởng thành nhau thai. Đây là khái niệm dùng để chỉ mức độ lắng đọng canxi trong bánh nhau (vôi hóa) của nhau thai. Khi thai nhi càng lớn thì sự tích tụ canxi càng tăng dần và khi thai trưởng thành (khoảng trên 38 tuần) thì sẽ xảy ra hiện tượng vôi hóa bánh nhau. Tuy nhiên đây là hiện tượng bình thường mà nhờ vào đó bác sĩ dùng để đánh giá mức độ trưởng thành của em bé.

Thông qua máy siêu âm, bánh nhau sẽ được đánh giá mức độ canxi hóa với các cấp độ sau:

  • Độ trưởng thành 0: tuổi thai khoảng 31 tuần (+/- 1 tuần)
  • Độ trưởng thành 1: tuổi thai 34 tuần (+/- 3,2 tuần)
  • Thai nhi trưởng thành độ 2: tuổi thai 37,6 tuần (+/- 2,7 tuần)
  • Độ 3: Tuổi thai trung bình khi nhau thai trưởng thành độ 3 là khoảng 38 tuần. Lúc này màng ối đã hoàn chỉnh, vách ngăn của nhau thai tích tụ canxi bao quanh các thùy, có các khu vực hồi âm ở trung tâm.

Sự trưởng thành của nhau thai là không giống nhau ở từng mẹ, tốc độ trưởng thành nhau thai có thể nhanh hoặc chậm tùy 1 số điều kiện nhất định. Bánh nhau có thể lão hóa nhanh ở các mẹ có thai chậm tăng trưởng hoặc tiền sản giật hoặc có thể trưởng thành chậm nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán độ trưởng thành của thai theo từng trường hợp cụ thể và có thể có vài chênh lệch. Khi mẹ siêu âm sẽ có biểu hiện bằng những nốt hóa vôi trên bề mặt của bánh nhau. Khi thai đủ tháng thì độ trưởng thành của bánh nhau thông thường là vào khoảng độ II, III. Do đó, nếu thai dưới 30 tuần độ trưởng thành của bánh nhau là 0, I là bình thường. Theo Ths. BS Phan Thanh Bình , Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ thì độ trưởng thành nhau không có ảnh hưởng đến dinh dưỡng thai, nên mẹ cứ yên tâm đi khám thai khi tới ngày.

Bạn có thể chưa biết:

Thai 36 tuần canxi hoá độ 1 có nguy hiểm không? Mẹ bầu cần làm gì?

Độ trưởng thành của thai nhi, mức độ canxi hóa bánh nhau ảnh hưởng ra sao tới em bé?

Canxi hóa bánh nhau còn được ghi trên kết quả siêu âm là "xơ hóa bánh nhau", "độ trưởng thành".  Thông thường trên 37-38 tuần, nhau thai sẽ vôi hoá độ 3.

Hầu hết các thai phụ khi đọc kết quả siêu âm độ trưởng thành 1, độ trưởng thành 2 của thai nhi sẽ thấy khó hiểu. Hoặc mẹ bầu thấy mình bị canxi hóa bánh nhau thì rất lo lắng, sợ nhau thai vôi hóa nhanh, dinh dưỡng qua nhau thai nuôi thai nhi sẽ chậm hơn.

Theo các bác sĩ sản khoa, kể cả khi kết quả xét nghiệm là thai trưởng thành độ 3 sớm, đặc biệt khi thai nhỏ hơn 33 tuần tuổi, đa số vẫn không gây nguy hiểm gì cho bé.

Khám thai định kỳ để đánh giá mức độ trưởng thành của bánh nhau (Ảnh: istockphoto)

Tuy vậy, một vài trường hợp sẽ có tình trạng kém dinh dưỡng cho bào thai và gây ra một số ảnh hưởng sau:

  • Tích tụ canxi vùng nào sẽ gây xơ hóa nhau vùng đó và gây tắc nghẽn một vài mạch máu trong bánh nhau.
  • Suy dinh dưỡng bào thai nếu hiện tượng canxi hóa xảy ra sớm.
  • Những thai quá ngày sinh và bánh nhau bị vôi hóa nhiều có nguy cơ bị suy thai cao hơn do tình trạng thiếu oxy trầm trọng.
  • Nếu kéo dài đến tuần 42, vôi hóa bánh rau thường diễn ra nhanh hơn. Máu tập trung ở bánh nhau sẽ giảm xuống, khiến việc trao đổi oxy diễn ra khó khăn, gây nguy hiểm đến tính mạng thai nhi.

Vì vậy, bạn nên đi khám đều đặn để theo dõi sát sự tăng trưởng của bé. Khi có dấu hiệu ảnh hưởng đến thai, bác sĩ sẽ cho chỉ định can thiệp kịp thời.

Cách chăm sóc mẹ bầu cuối thai kỳ như nào để độ trưởng thành thai nhi đúng chuẩn?

Mặc dù tình trạng vôi hóa không quá nguy hiểm nhưng nếu tuổi thai vẫn còn nhỏ và độ vôi hóa quá lớn thì vẫn có thể gây ra một số ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Chính vì vậy, mẹ bầu cần hết sức lưu ý về các quy tắc chăm sóc thai kỳ như sau:

Khám thai theo định kỳ 

Với tất cả các thai phụ, kể cả chẩn đoán có vôi hóa hay không vôi hóa bánh rau thai phụ cũng cần đi khám theo đúng chỉ định, đúng lịch hẹn của bác sĩ. Khi thai nhi đủ ngày đủ tháng (qua đánh giá siêu âm về lượng nước ối, độ vôi hóa rau thai...) mà thai phụ vẫn chưa có dấu hiệu trở dạ, bác sĩ sẽ có những chỉ định can thiệp kịp thời để tốt nhất cho sức khỏe mẹ và bé.

Tiếp tục bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ

Vôi hóa nhau thai không phải do sử dụng nhiều canxi hay phải ngừng uống canxi để ngăn chặn tình trạng này. Do đó, mẹ bầu vẫn nên tiếp tục bổ sung canxi vào 3 tháng cuối của thai kỳ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ thông qua viên uống và chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu canxi như:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Hải sản
  • Các loại tôm, cua đồng nhỏ
  • Cam
  • Các loại hạt như hạnh nhân,
  • Rau lá xanh đậm như rau bina

Bạn có thể chưa biết:

Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm không? Làm thế nào để khắc phục hiện tượng này?

Lưu ý khi bổ sung canxi cho mẹ bầu

Lượng canxi bổ sung cho mẹ bầu không nên vượt quá 2.500mg/ngày để tránh gây tăng canxi máu.

Canxi có trong thực phẩm mà bà bầu ăn uống hàng ngày, nhưng cũng có trong các thuốc bổ sung và trong một số thuốc nhóm kháng acid để điều trị bệnh tiêu hóa.

Nếu mẹ bầu cần bổ sung canxi qua đường thuốc uống thì bác sĩ sẽ quyết định, mẹ không được tự ý uống vì đòi hỏi phải có sự giám sát chặt chẽ về y khoa. Thường các bác sĩ sẽ chỉ định kèm thêm vitamin D để hấp thụ canxi hiệu quả hơn.

Tương tác giữa sắt và canxi có thể xảy ra nếu bổ sung 2 chất này cùng lúc. Vì vậy, theo lời khuyên từ bác sĩ, mẹ nên bổ sugn hai chất dinh dưỡng này cách nhau vài giờ thay vì đồng thời. Mẹ có thể uống canxi trong bữa ăn (từ thức ăn) và viên sắt có thể uống giữa các bữa ăn.

Hạn chế thực phẩm nhiều muối (Ảnh: istockphoto)

Hạn chế các thực phẩm không tốt cho thai nhi 

Để cơ thể hấp thu canxi hiệu quả thì mẹ bầu cũng cần tránh một số thực phẩm sau đây:

  • Những loại thức uống có ga, nước ngọt, cà phê và một số thực phẩm khác có chứa nhiều acid photphoric.
  • Thức ăn có hàm lượng chất béo cao vì đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng thiếu hụt canxi ở bà bầu vào giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ.
  • Cẩn thận khi sử dụng những thực phẩm có chứa acid phytic như bột chưa lên men hay một số loại như măng, hành,...
  • Kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể mỗi ngày bởi loại gia vị này không những làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể mà còn khiến canxi bị hao hụt thông qua đường bài tiết

Độ trưởng thành 3 của thai nhi thường xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ, do đó, ngoài việc chú ý đến hiện tượng này thì sức khỏe của cả mẹ và thai nhi trong giai đoạn này cũng cần được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ. Mẹ nên theo dõi sức khỏe cẩn thận, khi có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì nên thăm khám ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Nguồn tham khảo: Hỏi về độ trưởng thành thai nhiĐộ trưởng thành nhau thai - BV Từ Dũ

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage ca theAsianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Bài viết của

Minh Hương