Điều trị trĩ khi mang thai là vấn đề tế nhị mà nhiều mẹ bầu dấu vì ngại ngùng. Nhưng mẹ đâu biết rằng có những mẹo rất đơn giản để trị dứt điểm trĩ, cùng tìm hiểu mẹ nhé.
- Bệnh trĩ là gì?
- Vì sao dễ bị trĩ khi mang thai?
- Các mẹo điều trị trĩ khi mang thai dứt điểm
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là căn bệnh gây khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống hằng ngày của các mẹ bầu. Theo Wikipedia, bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh xảy ra do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Trong trạng thái bình thường, các mô này giúp kiểm soát phân thải ra. Khi các mô này phồng lên do sưng hoặc viêm thì gọi là trĩ.
Theo các bác sĩ chuyên môn, nếu muốn điều trị bệnh trĩ cho mẹ bầu thì chỉ nên uống thuốc và dùng thuốc đặt hậu môn là chính. Tuyệt đối không nên áp dụng phương pháp phẫu thuật để chữa bệnh, đối với một số trường hợp mẹ bầu có diễn biến nặng thì cần phải đợi đến sau khi sinh xong thì mới có thể phẩu thuật được.
Cụ thể hơn, nếu búi trĩ của mẹ bầu sưng to, gây đau đớn mạnh và làm mẹ bầu không thể đi đại tiện được thì sẽ cần can thiệp phẩu thuật. Tùy theo từng trường hợp của từng mẹ bầu khác nhau mà bác sĩ sẽ áp dụng những cách khác nhau.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
- Rặn khi đi cầu
- Ngồi lâu trên bồn cầu
- Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính
- Béo phì
- Mang thai
- Giao hợp qua đường hậu môn
- Chế độ ăn ít chất xơ
- Bệnh trĩ gia tăng theo tuổi vì cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị trở nên lỏng lẻo và nhão dần.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ
- Táo bón, hoặc tiêu chảy
- Chế độ ăn ít chất xơ, làm tăng tần suất bệnh trĩ
- Thừa cân và béo phì, làm gia tăng tần suất bệnh
- Những người thường xuyên đứng lâu, ngồi nhiều
- U vùng tiểu khung bao gồm u đại trực tràng, u ở tử cung và thai nhiều tháng làm cản trở hồi lưu máu trở về tim gây giãn tĩnh mạch.
Bạn có thể xem:
Vì sao dễ bị trĩ khi mang thai?
Yếu tố đầu tiên là do em bé càng lớn, trọng lượng càng tăng trong tử cung nên đặt áp lực nên tất cả các mô và cơ quan nội tạng của người mẹ. Dần dần bụng bầu lớn hạn chế dòng máu vào và ra các tĩnh mạch để cung cấp cho xương chậu người mẹ bị di chuyển chậm và tụ lại. Các tĩnh mạch trong thành ruột bị phình và căng hết cỡ khiến chúng yếu đi.
Thay đổi nội tiết tố mang thai cũng gây ra bệnh trĩ khi mang thai. Sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Progesterone làm chậm nhu động ruột và khiến dễ bị táo bón. Và khi mẹ bị táo bón thì nguy cơ rất cao dẫn đến bệnh trĩ.
Một yếu tố khác góp phần là sự gia tăng tổng thể lượng máu tuần hoàn của người mẹ. Để bé được cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng, lưu lượng máu của người mẹ sẽ tăng lên 40% so với bình thường. Nên làm lưu lượng qua tĩnh mạch chủ dưới cũng bị tăng lên, kèm tĩnh mạch vùng trực tràng.
Trong trường hợp mẹ đã bị trĩ trước khi mang thai, có khả năng mẹ sẽ phải đối mặt với bệnh này một lần nữa.
Các mẹo điều trị trĩ khi mang thai dứt điểm
Đầu tiên muốn điều trị trĩ khi mang thai thì việc tiên quyết là mẹ phải loại bỏ sự e ngại và xấu hổ. Hãy mạnh dạn trao đổi với chồng, bạn thân hay mẹ để được sự giúp đỡ. Và đồng thời kết hợp với các phương pháp bên dưới nhé.
1. Uống đầy đủ nước để điều trị trĩ khi mang thai
Mẹ nên chịu khó bổ sung đầy đủ nước từ 2,5-3 lít nước mỗi ngảy để giảm sự khó chịu của bệnh trĩ khi mang thai. Nước giúp phân mềm và hỗ trợ mẹ dễ đi cầu. Ngoài ra, uống đầy đủ nước cũng giúp ngăn ngừa táo bón – kẻ thù số 1 của bệnh trĩ. Và nước đủ đầy cũng mang lại nhiều lợi ích khác về sức khoẻ cho mẹ bầu.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung nước qua các thực phẩm khác như rau, củ, quả và trái cây. Mẹ có thể tham khảo các loại nước ép trái cây để tránh táo bón.
Bạn có thể xem:
2. Vận động thường xuyên và thích hợp
Tập thể dục thể thao thường xuyên giúp thai phụ khoẻ hơn, đẹp hơn và còn gíup chống trầm cảm. Mẹ cũng không nên ngồi nhiều hay đứng nhiều vì có thể gây nhiều áp lực cho vùng hậu môn. Do đó, hãy vận động thích hợp mỗi ngày và thay đổi tư thế đứng, ngồi, nằm, đi lại,…thường xuyên.
3. Không nhịn đại tiện
Đây là điều vô cùng quan trọng, mẹ tuyệt đối không nên nhịn đại tiện. Nếu cảm thấy khó chịu và cần đi vệ sinh, hãy đi ngay lập tức. Nếu khó đi, hãy tránh rặn quá nặng hoặc quá sức vì sẽ làm trĩ xuất hiện. Đồng thời cũng tránh ngồi trên toilet trong một thời gian dài nếu mẹ đi không được. Càng ngồi lâu áp lực trong bụng càng tăng và kéo dài, sẽ ảnh hưởng lên ruột và trực tràng.
4. Giữ vệ sinh vùng hậu môn
Sau mỗi lần đi toilet, bạn nhớ phải vệ sinh vùng hậu môn thật sạch sẽ bằng loại giấy mền, khăn ướt không tẩm hương thơm hay chất cồn. Tránh dùng những loại giấy khô gây tăng tình trạng nghiêm trọng của bệnh.
5. Uống thuốc điều trị trĩ khi mang thai theo hướng dẫn bác sĩ
Khi mang thai, mẹ tuyệt đối không được tuỳ tiện dùng các loại thuốc, trong đó có thuốc trị trĩ. Mẹ hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và bác sĩ sẽ đưa lời khuyên và phác đồ điều trị thích hợp.
Và đương nhiên, sau đó mẹ nhớ phải tuân thủ thật đúng và đủ để điều trị trị khi mang thai dứt điểm nhé.
Bệnh trĩ tuy là loại bệnh lý khá phổ biến nhưng nếu không điều trị đến nơi đến chốn thì sẽ mang lại nhiều hậu quả. Trong đó, nếu mẹ để nặng và chuyển biến không tốt có thể dẫn đến sinh non.
Nguồn tham khảo: Bị trĩ nặng khi mang thai có cần phẫu thuật hay nên chờ sinh xong? – Vinmec
Xem thêm:
- Xông hơi và bầu bí: Khi mang thai có được xông hơi không?
- Chuột rút khi mang thai – Nguyên nhân và cách giải cứu cho mẹ bầu khi bị chuột rút!
- Uống dầu cá khi mang thai, tốt nhưng không thể tùy tiện