Nổ điện thoại khi đang sạc, trẻ bị bỏng nặng và tràn dịch mảng phổi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Điện thoại nhiều khi là công cụ để giúp phụ huynh giữ cho con em ngồi yên trong nhà. Tuy nhiên, cũng từ đây mà rất nhiều rắc rối xảy ra với trẻ, ví như trẻ bị bỏng nặng chẳng hạn.

Trẻ bị bỏng nặng vì nổ điện thoại khi đang sạc

Nhiều chuyên gia đã cảnh báo về sự nguy hiểm khi sử dụng các loại điện thoại trong khi đang cắm sạc. Song, dường như những lời khuyên này bị bỏ ngoài tai với nhiều người, đặc biệt là trẻ em. Trẻ có thể gặp nhiều tai nạn như bị giật điện, bị tê liệt thần kinh, trẻ bị bỏng nặng khi đang sử dụng điện thoại trong trường hợp nói trên.

Vụ việc tại Điện Biên vừa xảy ra là minh chứng rõ nét nhất.

Tuấn được cấp cứu do bỏng nặng

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên vừa tiếp nhận một trường hợp cấp cứu khẩn cấp. Bệnh nhân là một bé trai, 12 tuổi, nhập viện trong tình trạng khó thở, tay bị bỏng.

Theo lời người nhà bệnh nhân, tối 1/4, sau khi ăn tối xong, như một thói quen, em Sùng A Tuấn cầm điện thoại đang sạc pin lên và tiếp tục chơi game.

Bỗng người nhà nghe thấy một tiếng nổ lớn cùng tiếng hét thất thanh của Tuấn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào đến nơi, Tuấn đang trong tình trạng bị bỏng tay trong khi điện thoại cắm sạc em cầm đã phát nổ.

Ngay lập tức, đứa trẻ bị bỏng nặng này được sơ cứu, đưa vào cơ sở y tế địa phương rồi tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên do vết thương nặng.

Trẻ bị bỏng nặng, tràn dịch màng phổi

Nhiều hiểm họa khi vừa sử dụng điện thoại vừa sạc

Thông qua các xét nghiệm ban đầu, các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên nhận định, trẻ bị bỏng hay bàn tay, bụng, ngực trái và mặt trái. Bên ngực trái của Tuấn có một vết rách xuyên thấu cơ hoành xuống bụng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh nhi rơi vào tình trạng khó thở.

Tiếp tục cấp cứu, bệnh nhi được xác định bị tràn khí trung thất, tràn dịch màng phổi trái, vết thủng xuyên thấu cơ ngực, khoang bụng, cơ hoành.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phát hiện tổn thương bên trong cơ thể bệnh nhân nặng hơn chẩn đoán ban đầu. Vết thủng kéo từ ngoài qua cơ liên sườn vào màng phổi, qua cơ hoành đến gan và thanh mạc dạ dày.

Sau hơn 2 giờ cấp cứu, bệnh nhi đã được cứu sống song vẫn bị hoảng loạn vì vụ nổ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vì sao điện thoại phát nổ?

Thương tích rất nặng khi điện thoại nổ

Theo các nghiên cứu khoa học, có nhiều nguyên nhân khiến điện thoại phát nổ khi đang sạc. TheAsianParent tổng kết lại những nguyên nhân đó:

Sử dụng sạc kém chất lượng

Sạc "đểu" là nguyên nhân chính gây nổ

Đây được xem là nguyên nhân chính gây cháy, nổ điện thoại khi đang sạc pin.

Cách khắc phục: Tìm mua một củ sạc và dây sạc chính hãng!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để máy quá nóng cũng có thể khiến điện thoại phát nổ, dễ gây ra tai nạn thương tâm như trường hợp trẻ bị bỏng nói trên 

Nhiệt độ là kẻ thù của điện thoại

Đa số các điện thoại hiện nay đều có cơ chế tự tắt khi máy quá nóng. Nhưng trong một số trường hợp, máy vẫn sẽ phát nổ nếu nhiệt độ lên cao quá đột ngột.

Nhiệt độ không chỉ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ trên máy mà còn có thể gây nổ máy.

Cách khắc phục: Nếu thấy máy quá nóng, hãy ngừng việc sử dụng máy lại trong chốc lát để máy nguội bớt.

Trong trường hợp không sử dụng nhưng máy vẫn nóng, cần thử khởi động lại máy. Nếu vẫn không được, hãy mang máy đi sửa để đảm bảo an toàn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sử dụng pin kém chất lượng

Pin phồng...rất khó phát hiện

Nếu máy đã bị chai pin phải thay pin, hoặc mua nhầm máy dựng đã bị thay pin trước đó thì người dùng nên cẩn thận vì rất có khả năng pin có chất lượng không tốt sẽ dẫn đến cháy nổ trong một số trường hợp bị quá nhiệt.

Pin kém chất lượng thường sẽ dễ nóng lên, sử dụng nhanh hết và thậm chí là làm cho máy chậm hơn bình thường nữa.

Cách khắc phục: Thay pin hoặc mua máy ở những địa chỉ, trung tâm bảo hành, cửa hàng uy tín chính hãng.

Bị rơi hoặc va chạm mạnh

Va đập vật lý cũng gây ra nhiều nguy hiểm

Những va chạm mạnh không chỉ ảnh hưởng đến bên ngoài của máy như móp, vỡ màn hình, mà đôi khi do lực tác động quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến những linh kiện bên trong, dẫn đến cháy nổ bất ngờ.

Cách khắc phục: Va chạm, hay rơi rớt thường là do không mong muốn. Hãy thử sử dụng ốp điện thoại xem.

Và một lời khuyên nhỏ nữa là đừng sử dụng điện thoại khi đang sạc, nếu không muốn gặp phải những tai nạn không mong muốn trường hợp trẻ bị bỏng no. Và đương nhiên, hãy khuyên con trẻ trong gia đình lời khuyên tương tự để tránh hậu quả không mong muốn

Theo TinTuc

Xem thêm:

Trẻ chậm nói vì chơi điện thoại quá nhiều!

4 tác hại của điện thoại với trẻ em

Dùng nhiều điện thoại khiến con chậm phát triển! Làm sao đây khi CON ĐÃ NGHIỆN MÀN HÌNH?

Bài viết của

DAVE